Hạm đội Trung Quốc đang trải qua thời kỳ khó khăn, tuy nhiên nếu nhìn vào hạm đội Nga, thì có vẻ như hiện nay “cậu học trò Trung Quốc” đã vượt mặt “thầy giáo người Nga” của mình.
Hải quân Trung Quốc phô diễn sức mạnh khi tập trận chung với Hải quân Nga năm 2016.
Hải quân Trung Quốc ồ ạt nhận tàu mới
Tại sao Hải quân Trung Quốc lại đưa ra khỏi biên chế 4 khu trục hạm 30 tuổi, mặc dù chúng trông vẫn còn mới? Quyết định này được đưa ra để mở đường cho các tàu chiến hiện đại.
Hạm đội Trung Quốc đang trải qua thời kỳ khó khăn, tuy nhiên nếu nhìn vào hạm đội Nga, thì có vẻ như hiện nay “cậu học trò ranh ma Trung Quốc” đã vượt mặt “thầy giáo người Nga” của mình.
Nếu như bạn thấy nụ cười của một người mới tới, thì bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng thở dài của người cũ chuẩn bị ra đi? Câu này rất phù hợp với việc các khu trục hạm lớp 051 “Khai Phong”, “Đại Liên”, “Chuẩn Dực” và “Quế Lâm” mới bị đưa ra khỏi biên chế.
Chúng là đại diện của ngành công nghiệp đóng tàu vào giai đoạn đầu trỗi dậy của Trung Quốc, “thế hệ đàn em” của các khu trục hạm lớp 051.
Sau khi chúng bị đưa ra khỏi biên chế, hai chiếc khu trục hạm cùng loại khác, “Trạm Giang” và “Châu Hải”, mà được biên chế vào cuối thập niên 80 – đầu thập niên 90, trở thành các khu trục cũ nhất trong hạm đội Trung Quốc.
Hiện giờ chúng ta có thể cảm nhận rằng, trên các khu trục hạm lớp 051 không còn gì hiện đại, và quyết định của Trung Quốc, hạm đội mà đang trải qua thời kỳ khó khăn trong suốt một thập niên vừa qua, cùng lúc đưa ra khỏi biên chế 4 tàu chiến là điều bất ngờ.
Theo ý kiến của các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính là trong hạm đội có quá nhiều tàu chiến mới, đến mức không còn thành phố nào để đặt tên cho chúng.
Nếu như những “cựu chiến binh” này không được đưa vào “trại dưỡng lão” để tận hưởng cuộc sống “lúc về già”, thì đối với các tàu chiến mới đề án 052D và 055 không còn chỗ trống trong hạm đội.
Thông tin về việc 4 chiếc tàu chiến đề án 051 bị đưa ra khỏi biên chế nhanh chóng “bay đến tai” của Nga, nơi mà những độc giả quan tâm tới đề tài quân sự coi nó như một hình mẫu đáng học tập.
Chiếc lớn tuổi nhất trong số 4 khu trục hạm là “Khai Phong” đã 37 tuổi, còn trẻ nhất – “Quế Lâm” – 32 tuổi. Thời vàng son của chúng là vào thập nhiên 80, khi hạm đội Liên Xô cũng bắt đầu khởi sắc.
Còn Nga thì sao?
Hạm đội Nga hiện giờ cũng có không ít các tàu chiến cỡ lớn, lấy ví dụ, tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa “Kirov” – chiếc đầu tiên của đề án 1144 Orlan” hay tuần dương hạm mang tên lửa “Atlant” đề án 1164 nằm ở giữa phân khúc tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng mang tên lửa và khu trục hạm.
Ngoài Hải quân Nga còn có tàu sân bay “Đô đốc Kuznetzov” – tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay. Tất cả những tàu chiến trên đều được đóng vào giai đoạn này.
Bây giờ, khi đã hơn 30 năm trôi qua, cả các khu trục hạm đề án 051, vốn chưa bao giờ có thể so sánh với các tàu chiến cỡ lớn của Liên Xô, đang lui về dưỡng già, thì ở Nga, “những cụ ông” vẫn chiếm đa số.
Nhưng điều khiến người ta thấy lạ lùng đó là những khu trục hạm bị đưa khỏi biên chế của Trung Quốc gần như không thua kém các tàu chiến hiện đại của Nga và chỉ khác về tải trọng và một vài tính năng.
Đồng thời, chúng vẫn ở trong hiện trạng tốt hơn nhiều tàu chiến của Nga. Nếu như không để ý tới các công nghệ lỗi thời, và đánh giá hiện trạng của chúng, thì sẽ có người tin rằng chúng được chế tạo vào đầu thế kỷ này.
Chính vì thế, những người quan tâm tới vấn đề quân sự của Nga đã để lại những lời bình luận liên quan tới đề tài này: “Tặng cho Nga cả 4 cái thì tốt… Trên hình trông vẫn còn mới. Thậm chí không có vết gỉ…”.
Tất nhiên, đó chỉ là lời nói đùa. Các khu trục hạm đề án 051 choán nước không quá 3.700 tấn, có thể so sánh được với các tàu hộ vệ đề án 054A hay sao.
Ngành công nghiệp đóng tàu Nga hiện nay không dễ gì có thể đóng được các tàu chiến cỡ lớn, như tàu sân bay hay khu trực hạm, nhưng chế tạo các tàu chiến hạng trung và hạng nhẹ không quá 5.000 tấn đối với Nga không phải là vấn đề.
Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ khác. Tên gọi “Nam Xương”, mà trước đây thuộc về chiếc tàu chiến được biên chế trước cả “Khai Phong”, hiện giờ được đặt cho một tàu chiến đề án 055.
Còn ở Nga, tên gọi “Đô đốc Gorhskov” ban đầu được đặt cho chiếc tàu sân bay, sau đó nó được chuyển cho chiếc khinh hạm đề án 22350 với tải trọng dưới 5.000 tấn.
Mọi dòng sông đều chảy, mọi thứ đều thay đổi, rồi học sinh sẽ thay thế giáo viên, và có thể điều đó chính là lý do khiến những ai quan tâm tới hạm đội Nga phải thổn thức.