Wednesday, January 15, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững quân bài để Trung Quốc mặc cả với Mỹ trong cuộc...

Những quân bài để Trung Quốc mặc cả với Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Đầu tháng 5, Mỹ nâng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh đã thay đổi các cam kết trong thỏa thuận hai bên đã thống nhất trước đó. Không những vậy, Tổng thống Mỹ đe dọa tiếp tục đánh thuế 25% với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Bắc Kinh.

Người dân Trung Quốc đang khai thác đất hiếm

Thông tin mới nhất, Bộ Thương mại Mỹ (29/5) tuyên bố sẽ áp đặt các mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng đệm và thùng đựng bia bằng thép không gỉ do Trung Quốc sản xuất mà Washington cho rằng đang được bán với giá thấp hơn trên thị trường Mỹ. Theo thông báo, Chính phủ Mỹ sẽ áp đặt các mức thuế lên tới 79,7% đối với thùng bia và 1,73% đối với đệm của Trung Quốc. Để đối phó với Mỹ, giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang có những còn bài chiến lược, buộc Mỹ phải nhượng bộ.

Đầu tiên, Trung Quốc có thể sử dụng đất hiếm để mặc cả với Mỹ.Đất hiếm là nhóm gồm 17 khoáng sản khác nhau, được sử dụng với hàm lượng thấp nhưng không thể thiếu trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh (smartphone), động cơ xe hơi chạy điện, động cơ máy bay phản lực hay thiết bị vệ tinh. Đây là một vũ khí không mấy ai biết mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đối đầu với Washington. Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm, sở hữu tới 37% dự trữ đất hiếm và chiếm khoảng 95 sản lượng đất hiếm toàn cầu. Đây là nguồn cung cấp khoảng 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, nước này nhập khẩu 160 triệu USD đất hiếm năm ngoái, tăng 17% so với 2017, Reuters dẫn số liệu. Trong khi đó, theo dữ liệu từ một báo cáo của Quốc hội Mỹ năm 2016, Mỹ chiếm khoảng 9% nhu cầu tiêu thụ đất hiếm trên toàn cầu và trong đó, Bộ Quốc phòng chiếm khoảng 1%. Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Mỹ như Raytheon, Lockheed Martin hay BAE Systems đều dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và cảm biến của sản phẩm tên lửa. Mountain Pass tại California là mỏ đất hiếm duy nhất hoạt động ở Mỹ với mức độ khai thác khoảng 3.000 – 4.000 tấn đất hiếm mỗi tháng. Tuy nhiên, toàn bộ đều phải xuất khẩu sang Trung Quốc để chế biến trước khi nhập khẩu trở lại.

Trung Quốc từng bị cáo buộc sử dụng đất hiếm để làm đòn bẩy chính trị. Một số công ty Nhật cho biết Trung Quốc năm 2010 cắt giảm xuất khẩu đất hiếm khi căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật trên biển Hoa Đông gia tăng. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này. Năm 2014, Tổ chức Thương mại Thế giới kết luận Trung Quốc đã vi phạm quy tắc thương mại toàn cầu với việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu để giúp các công ty công nghệ của họ có lợi thế hơn đối thủ nước ngoài. Trong khi đó, Trung Quốc giải thích rằng thiệt hại môi trường do khai thác và việc cần đảm bảo nguồn cung bền vững là lý do họ hạn chế sản lượng.

Trái ngược với những chỉ trích của Mỹ và phương Tây, Người phát ngôn Bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong (31/5) lại cho rằng Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu đất hiếm nhưng không muốn nước khác sử dụng tài nguyên này để gây áp lực trở lại với Bắc Kinh. Theo ông Cao Phong, Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đất hiếm của những quốc gia khác, nhưng “không chấp nhận” quốc gia nào sử dụng đất hiếm của Trung Quốc để sản xuất, sau đó quay lại kìm hãm Trung Quốc. Ông Cao không nêu tên bất kỳ quốc gia nào nhưng chuyến thăm một nhà máy khai thác đất hiếm tuần trước của Chủ tịch Tập Cận Bình làm dấy lên suy đoán Trung Quốc có thể sử dụng vai trò là nhà xuất khẩu đất hiếm hàng đầu sang Mỹ làm đòn bẩy trong chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Thứ hai, Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh tiền tệ để gây sức ép với Mỹ. Cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã gây lo ngại trên thị trường tài chính thế giới rằng Trung Quốc có thể sử dụng số trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá hơn 1,1 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ làm vũ khí để trả đũa chính quyền Mỹ. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến tháng 3, Trung Quốc đang nắm giữ 1,12 ngàn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng việc Trung Quốc bán ra trái phiếu Mỹ quy mô lớn sẽ làm xáo trộn thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ và các thị trường khác. Việc này, nếu xảy ra đột ngột, sẽ làm giảm giá trái phiếu chính phủ Mỹ ngay lập tức và làm tăng lãi suất. Nói đơn giản là chi phí vay mượn của chính phủ Mỹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Và bởi vì lãi suất trái phiếu là “điểm chuẩn” cho người tiêu dùng và giới kinh doanh, lãi suất của mọi thứ từ trái phiếu doanh nghiệp tới lãi suất cho vay bất động sản sẽ tăng và làm chậm tốc độ của nền kinh tế. Việc này, do đó, làm giảm sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với đồng dollar Mỹ. Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ không chọn bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ vì như vậy giá sẽ tụt thê thảm và làm thiệt hại chính tài sản của Trung Quốc.

Trên thực tế, giới chuyên gia cho rằng cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ nổ ra gây nhiều tác động đến nền kinh tế hai nước, nhưng tác động đối với Trung Quốc được cho là lớn hơn so với Mỹ, được thể hiện chủ yếu qua một số mặt sau. (1) Trung Quốc phải giữ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) thấp để hỗ trợ xuất khẩu. Xung quanh thời điểm Mỹ áp mức thuế mới lên hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc lần này, đồng NDT đã giảm giá khoảng 3% so với đồng USD. Việc phá giá đồng nội tệ cũng là một nguyên nhân khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc suy giảm, theo dự báo là 0,1%-0,3%. Còn tăng trưởng xuất khẩu dự kiến giảm 1%. Theo tính toán thì những số liệu này với Mỹ sẽ nhỏ hơn. (2) Chiến lược trở thành nước tiên tiến về khoa học công nghệ vào năm 2015 do Trung Quốc đưa ra sẽ chịu tổn thất khá lớn trong cuộc chiến thương mại. Mục đích của Tổng thống Donald Trump khi phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không chỉ nhắm vào lĩnh vực thương mại, mà còn vào kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025″, nhằm buộc Trung Quốc phải nhượng bộ nhiều hơn, hạn chế sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đồng thời có thể đòi Trung Quốc cởi mở hơn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. (3) Việc Mỹ nâng cao hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc làm gia tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Các ngành nghề, doanh nghiệp liên quan lĩnh vực bị nâng thuế suất trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng, ngành nghề có lượng xuất khẩu càng lớn sẽ bị tác động càng mạnh, ví dụ như cơ điện, quần áo, đồ chơi. Đặc biệt, trong bối cảnh ưu thế giá thành rẻ của ngành chế tạo Trung Quốc tại Mỹ dần bị mất đi thì việc Mỹ đưa ra kế hoạch tăng thuế nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực lớn cho ngành chế tạo của Trung Quốc. (4) Chiến tranh thương mại sẽ gây tác động tiêu cực đối với vật giá tại Trung Quốc do các biện pháp đáp trả của nước này. Đòn đáp trả chính của Trung Quốc tập trung vào nông sản, mà lại là những mặt hàng thiết yếu Trung Quốc cần nhất như đậu tương. Trung Quốc là thị trường lớn tiêu thụ các chế phẩm từ đậu tương, và cũng sử dụng nhiều đậu tương làm nguyên liệu chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Đậu tương hiện nằm trong danh sách hàng Mỹ bị phía Trung Quốc tăng thuế. (5) Trong động thái mới nhất, Trung Quốc đã giảm bớt cam kết mua 366.000 tấn đậu tương từ Mỹ trong mùa vụ kết thúc ngày 31/8/2018; giảm mua thêm 66.000 tấn trong năm tiếp theo. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ đậu tương, thịt lợn tại Trung Quốc, cũng như một số ngành chế biên liên quan đến mặt hàng này. (6) Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến lĩnh vực tài chính tiền tệ. Vào thời điểm cuối tháng 6, thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào trạng thái suy giảm kéo dài do lo ngại nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ. Sang tháng 7, hoạt động bán tháo trở lại trên diện rộng trong bối cảnh lo ngại về sự giảm giá của đồng NDT, những hạn chế đối với thị trường bất động sản Trung Quốc và ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

RELATED ARTICLES

Tin mới