Wednesday, May 8, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhiêu lưu lợi ích, Camphuchia tuyên bố không sợ “bẫy nợ” từ...

Phiêu lưu lợi ích, Camphuchia tuyên bố không sợ “bẫy nợ” từ TQ

Mặc dù cặp quan hệ Trung Quốc – Campuchia và vấn đề “bẫy nợ” là tâm điểm của giới quan sát, nghiên cứu khu vực thời gian qua, sog phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25 tại Kyodo, Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bác bỏ những lo ngại rơi vào “bẫy nợ” Trung Quốc và tuyên bố không sợ điều này.

“Không sợ ‘bẫy nợ’ từ TQ”

Thủ tướng Hun Sen cho biết các khoản vay của Campuchia có lãi suất và rủi ro thấp, đồng thời khẳng định khoản nợ không phải là mối đe dọa đối với độc lập dân tộc. Bình luận của ông thậm chí được phát trên truyền hình nhà nước ở Campuchia rằng “Đối với Campuchia, chúng tôi duy trì chủ quyền trong việc vay mượn và chỉ vay những dự án cần thiết… Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Campuchia”.

Ông Hun Sen cho biết các khoản vay của Trung Quốc bao gồm lãi suất thấp và dài hạn, tình hình nợ chung vẫn ở mức thấp, chỉ ở mức 21,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Một số quốc gia nợ tới 200%, 300% hoặc 500% GDP của họ, ông nói thêm. Theo Bộ Kinh tế và Tài chính, nợ công của Campuchia rơi vào 7 tỷ USD vào năm 2018 và nước này đã trả lại 19%.

Lấy TQ bù Mỹ và châu Âu

Trong nhiều năm qua, Campuchia bị chỉ trích vì vi phạm nhân quyền và nhiều vấn đề khác. Các nước phương Tây hy vọng sẽ thấy Trung Quốc Lợi dụng vốn (đòn bẩy vốn) nếu Campuchia bị cắt viện trợ. Liên minh châu Âu (EU) chiếm hơn một phần ba mặt hàng xuất khẩu của Campuchia, bao gồm cả hàng may mặc, giày dép và xe đạp. Tháng 2 vừa qua, Campuchia bị đình chỉ tiếp cận thị trường vì vi phạm nhân quyền. Trong dịp tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về “Vành đai, con đường” lần thứ hai của Trung Quốc vào tháng 4 vừa qua. Hai bên đã ký 9 thỏa thuận hợp tác song phương được ký kết giữa Trung Quốc và Campuchia, Trung Quốc đã cam kết cung cấp gói viện trợ trị giá 90 triệu USD để hỗ trợ ngành quốc phòng của Campuchia. Các thỏa thuận này tiếp tục khẳng định mối quan hệ gần gũi giữa Campuchia với Trung Quốc và đẩy Phnom Penh rời xa một đối tác phát triển lớn là Liên minh châu Âu (EU). Ngoài viện trợ quốc phòng, Trung Quốc cũng đồng ý tăng nhập khẩu gạo của Campuchia từ 300.000 tấn lên 400.000 tấn. Bắc Kinh cũng thông báo kế hoạch khởi động giai đoạn thứ hai của dự án phát triển tại tỉnh Sihanoukville ven biển Campuchia, nơi Trung Quốc đã xây dựng hơn 100 sòng bạc và hàng chục khách sạn cùng khu nghỉ dưỡng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết giúp Campuchia giảm nhẹ thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của châu Âu. EU trừng phạt Campuchia vì vấn đề nhân quyền cũng như một số vi phạm như bắt giữ thủ lĩnh đối lập Kem Sokha và giải tán đảng của ông này trước bầu cử.

“Những người anh em chia sẻ một tương lai chung”

Trung Quốc là nhà đầu tư viện trợ lớn nhất của Campuchia, từng rót hàng tỷ USD vào các quỹ phát triển và cho vay thông qua sáng kiến “Vành đai, con đường” nhằm mục đích củng cố các liên kết trên bộ và trên biển với châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói về mối quan hệ với Trung Quốc trong một bình luận trên Facebook sau Diễn đàn hợp tác quốc tế về “Vành đai, con đường” lần thứ hai rằng “là đối tác chiến lược toàn diện và bạn bè thân thiết của nhau, chúng tôi cũng là những người anh em chia sẻ một tương lai chung”.

Bất chấp mặt trái đang hiển hiện

Hồi tháng 3, công ty xây dựng nhà nước Trung Quốc đã cam kết xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên của Campuchia. Dự án 2 tỷ USD sẽ kết nối thủ đô Phnom Penh với khu du lịch ven biển Sihanoukville với khoảng cách 190 km. Khu nghỉ dưỡng ven biển Sihanoukville của Campuchia đã “thay da đổi thịt” do có sự đầu tư của Trung Quốc trong vài năm qua. Hơn 150 sòng bạc đã được xây dựng và hàng chục cần cẩu vẫn đang làm việc. Thủ tướng Hun Sen nói rằng giai đoạn phát triển tiếp theo tại Sihanoukville sẽ tạo thêm 800.000 việc làm, tăng đáng kể so với con số 200.000 trong giai đoạn đầu tiên. Campuchia đã cho phép Union Development Group, một công ty tư nhân Trung Quốc, sử dụng 45.000 hecta “đất vàng” tại tỉnh Koh Kong và khoảng 20% diện tích bờ biển tại khu vực này để xây dựng khu du lịch với giá thuê khởi điểm chỉ 1 triệu USD/năm trong thời hạn 99 năm. Mặc dù nhiều chủ sở hữu đất và người dân địa phương tại Campuchia được hưởng lợi từ các dự án đầu tư của Trung Quốc, song cũng ngày càng nhiều người lo ngại về những hệ quả của làn sóng đầu tư này. Tháng 1/2018, tỉnh trưởng tỉnh Preah Sihanouk Yun Min đã bày tỏ sự thất vọng về tình trạng tội phạm và mất ổn định ngày càng tăng tại Sihanoukville liên quan tới các dự án đầu tư của Trung Quốc. Trong thư gửi Bộ Nội vụ Campuchia, tỉnh trưởng Yun Min than phiền về một loạt vấn đề như giá thuê bất động sản tăng cao hay việc các doanh nghiệp địa phương không đủ sức cạnh tranh với các công ty Trung Quốc hoặc “sự đổ bộ” ồ ạt của các lao động Trung Quốc tại các công trường xây dựng ở Campuchia. Ngoài ra, các dự án của Trung Quốc tại Campuchia cũng bị chỉ trích vì gây hại tới môi trường hay dẫn đến các tranh chấp căng thẳng vì giá bất động sản leo thang.

RELATED ARTICLES

Tin mới