Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKiểm duyệt đang kìm hãm trí tuệ của giới trẻ Trung Quốc...

Kiểm duyệt đang kìm hãm trí tuệ của giới trẻ Trung Quốc khiến họ trở nên cay độc và hưởng thụ

Luật sư nhân quyền Đằng Bưu (Teng Biao) cho rằng giới trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt với sự gia tăng nghiêm ngặt về kiểm duyệt và giám sát, một biện pháp đã kìm hãm tự do tư tưởng ở Trung Quốc, kéo dài hơn 30 năm cho đến nay, theo Nikkei.

Sinh viên Trung Quốc ngày nay không có tự do tri thức bằng 30 năm trước

Theo ông Đằng, sinh viên các trường đại học ở Trung Quốc chưa bao giờ được hưởng tự do tri thức mà không bị ngăn trở, với đỉnh điểm là là cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Nhưng cũng đã có những lúc sinh viên có thể truy cập vào các thư viện trên thế giới, tham gia vào các cuộc thảo luận rộng rãi với nhau hay với các giáo sư của mình.

Là một người đã học ở Đại học Bắc Kinh năm 1991, ông Đằng biết điều này có nghĩa là gì. Bắt đầu từ một sinh viên năm thứ nhất, bị ‘tẩy não’ ở trường với ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền, ông Đằng rời khỏi nhà trường với ý thức giác ngộ đủ để sau này trở thành một luật sư nhân quyền.

Ông Đằng cho rằng các sinh viên Trung Quốc ngày nay phải đối mặt với những hạn chế ngày càng gia tăng trong việc tiếp cận những nguồn thông tin chính đương đại, đó là internet. Các giáo sư đại học đều sợ hãi, né tránh các vấn đề nhạy cảm về chính trị. Việc giám sát ngày càng tăng của ĐCSTQ, khiến hầu hết mọi người phải thận trọng.

“Các sinh viên đang bị tẩy não, giống như tôi khi còn đang học”, ông Đằng nhận xét.

Những người tham gia bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, nhanh chóng gặp rắc rối. (Ảnh: Kyodo)

Ông Đằng cho biết có ba yếu tố chính thức tỉnh ông ở trường đại học. Yếu tố thứ nhất là việc ông thường truy cập vào rất nhiều “ấn phẩm ngầm” đã bị chính quyền Trung Quốc cấm, nhưng sinh viên vẫn có thể truy cập được. Yếu tố thứ hai là việc ông đã đọc rất nhiều sách, trong đó có nhiều cuốn về cuộc đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Nhiều cuốn sách dịch về triết học phương Tây, hay ý tưởng về chủ nghĩa tự do và các giá trị dân chủ, đã giúp ông Đằng thay đổi nhận thức. Và thứ ba là những cuộc gặp gỡ với các giáo sư có tư tưởng độc lập, đã mở mang trí tuệ cho ông.

Nhưng theo ông Đằng, ngày nay có “7 điều không được nói” tại các trường đại học ở Trung Quốc. Vào năm 2013, ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, các giáo sư và giảng viên đại học không được phép nói về: (i) các giá trị phổ quát, (ii) tự do báo chí, (iii) xã hội dân sự, (iv) quyền công dân, (v) những sai lầm trong lịch sử của ĐCSTQ, (vi) “giai cấp tư bản thân hữu” và (vii) tư pháp độc lập. Hầu hết các giáo sư ngày nay không dám thảo luận về những vấn đề nhạy cảm này.

Media player poster frame
 

Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

 
 

Kiểm soát không gian mạng cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Chỉ cần chuyển tiếp tin nhắn về một vấn đề gì đó mà chính quyền cho là nhạy cảm, sẽ dẫn đến việc “mời cảnh sát đến cửa nhà bạn”, ông Đằng cho biết, “Đảm bảo một nền giáo dục khai sáng tại trường đại học, ngày nay đã trở nên khó khăn”.

Tẩy não và tuyên truyền sâu rộng là có hiệu quả. Nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi không thể phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, như tôi đã làm được trước đó. Những chỉ trích cay độc, nhạo báng khá phổ biến. Nhiều người trẻ là những người theo chủ nghĩa khoái lạc, chỉ đơn giản là muốn tận hưởng cuộc sống, đặc biệt là những lợi ích vật chất.

“Có một số người có tư tưởng tự do, nhưng họ quá sợ hãi để hành động. Sự phát triển của công nghệ số, đã mở ra những kho kiến thức khổng lồ, nhưng ngược lại cũng khiến người dân Trung Quốc khó tiếp cận thông tin nhạy cảm hơn. Nhà nước kiểm soát mọi công việc”, ông Đằng nhận xét.

Kiểm soát trí thức ngay cả khi họ ở nước ngoài

Theo ông Đằng, hiện có nhiều bạn trẻ Trung Quốc đi du học ở nước ngoài. Nhưng ngay cả ở các nước dân chủ, họ cũng phải chịu sự kiểm soát ngày càng tăng của ĐCSTQ.

Ông Đằng hiện đang sống ở Mỹ, sau khi rời Trung Quốc vào năm 2014. Trước đó, ông Đằng đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam 3 lần vì các hoạt động nhân quyền của mình. Trong một chuyến thăm gần đây đến Tokyo, ông Đằng rất biết ơn một sinh viên Trung Quốc đã tham dự buổi nói chuyện công khai do ông tổ chức, và hỏi ông một câu hỏi. Nhiều sinh viên Trung Quốc học tập tại Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu ngày nay, không dám xuất hiện tại các sự kiện như vậy.

Hiệp hội Học sinh và Học giả Trung Quốc (CSSA), luôn giám sát chặt chẽ sinh viên và học giả Trung Quốc ở nước ngoài. Đây không phải là hiệp hội bình thường. Các thành viên của họ ghi lại những gì đã được nói và thực hiện bởi các sinh viên và học giả Trung Quốc, tại các trường đại học ở nước ngoài, và báo cáo lại cho các đại sứ quán Trung Quốc ở nước sở tại. Đại sứ quán Trung Quốc tài trợ cho hiệp hội và kiểm soát họ. Nếu các sinh viên tham gia tích cực vào các cuộc họp như cuộc nói chuyện của ông Đặng về nhân quyền Trung Quốc, thì sẽ có hậu quả không hay đối với họ.

Theo ông Đằng, các hoạt động của CSSA tại các trường đại học phương Tây và Nhật Bản, luôn đi ngược lại các nguyên tắc tự do ngôn luận. Gần đây có một số động thái nhằm hạn chế các hoạt động của CSSA, nhưng cần nhiều hơn nữa. Các chính phủ dân chủ cần ngăn chặn CSSA, bằng luật mới nếu cần thiết, ông Đằng đề xuất.

Những người tham gia bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, đều nhanh chóng gặp rắc rối, như ông Đằng đã từng phải đối mặt. Không chỉ các cá nhân đó, mà cả thành viên gia đình họ cũng bị liên đới. Vì vậy, ông Đặng không khuyến khích những người chưa sẵn sàng gánh chịu loại rủi ro này tham gia bảo vệ nhân quyền.

Tầng lớp tinh hoa có lợi ích gắn liền với ĐCSTQ sẽ không đứng lên đòi dân chủ

Nhiều con em của các đảng viên cộng sản cấp cao và doanh nhân thành đạt Trung Quốc đang du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông Đằng không xem họ là một lực lượng có thể biến Trung Quốc thành một nền dân chủ. Bám lấy quyền lực là có lợi cho họ, mang lại sự giàu có và đặc quyền, nên dù có ở một môi trường tự do để tìm hiểu về dân chủ họ cũng sẽ đứng về phía ĐCSTQ vì lợi ích của mình.

Ông Đằng cho rằng lý do các nhà lãnh đạo ĐCSTQ từ chối dân chủ, không phải vì họ không hiểu nó. Họ hoàn toàn hiểu điều đó và rất sẵn lòng khi gửi con cái mình đến các nước phương Tây, để được giáo dục trong các xã hội tự do. Bên trong Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ làm hết sức mình để duy trì sự cai trị độc đảng. Điều đó bao gồm việc kiểm duyệt và giám sát, trong đó không cho phép các sinh viên học tập ở trong nước có được những kiến thức mà những sinh viên có đặc quyền học tập ở nước ngoài được hưởng.

Nhưng ông Đằng cho rằng ông không phải là một người bi quan. Có một số người Trung Quốc đang đấu tranh cho tự do chính trị. Những người này xứng đáng được sự hỗ trợ từ quốc tế.

“Thật tốt khi thấy rằng nhiều người trên thế giới đang bắt đầu hiểu rõ bộ mặt thật của chính phủ Trung Quốc chuyên quyền. Các chính phủ trên thế giới bây giờ cần phải có thái độ phê phán hơn đối với Trung Quốc, và phải ngừng ngay việc xoa dịu Bắc Kinh vì lợi ích kinh tế”, ông Đằng cho biết.

Hồng Kông sẽ là ngòi nổ?

Ông cũng bày tỏ rằng, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là rất đáng khích lệ. Rất khó để từ từ thay đổi tiến trình kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ đối với Hồng Kông. Nhưng mọi người đã chỉ ra ý chí của mình qua các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng triệu người. Cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ họ, ông Đằng kêu gọi.

ĐCSTQ lo sợ sự tự do và ý thức tự do của Hồng Kông sẽ lây lan sang Trung Quốc đại lục, đe dọa sự cai trị của họ. Trung Quốc đã đang hạn chế sự tự do và những quyền này ở Hồng Kông, nhưng người dân đặc khu vẫn được hưởng quyền truy cập không hạn chế vào internet, thư viện và thảo luận tự do.

Những người biểu tình dự luật chống dẫn độ cầm ô khi đối mặt với cảnh sát sau một cuộc tuần hành tại khu vực cho khách du lịch trên đường Nathan gần Mongkok, Hồng Kông vào ngày 7/7/2019. (Ảnh: Reuters)Những người biểu tình dự luật chống dẫn độ cầm ô khi đối mặt với cảnh sát sau một cuộc tuần hành tại khu vực cho khách du lịch trên đường Nathan gần Mongkok, Hồng Kông vào ngày 7/7/2019. (Ảnh: Reuters)

Ông Đằng cho rằng tình trạng hỗn loạn hiện tại ở Hồng Kông đang tạo cơ hội cho các nước dân chủ tăng cường chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, và tập trung vào thực tế rằng Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của thế giới, đối với tự do toàn cầu.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, thái độ của người Mỹ và nhiêu quốc gia khác đối với Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn. “Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tiến tới”, ông Đằng kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới