Vào ngày 22/6, một công trình đang được xây dựng ở thành phố ven biển Sihanoukville bất ngờ bị sập, khiến 28 công nhân mất mạng vào lúc nửa đêm trong khi họ đang ngủ. Từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Thái Lan trở về, Thủ tướng Hun Sen ngay lập tức lên đường tới hiện trường tòa nhà 7 tầng bị sụp đổ.
Sau thảm kịch, ông Hun Sen đã ra lệnh bắt giữ hai công dân Trung Quốc. Ông cũng thay thế thống đốc tỉnh Preah Sihanoukville và một quan chức hàng đầu về quản lý thảm họa. Hun Sen nói, ông sẽ cung cấp các khoản thanh toán trị giá 60.000 đô la cho mỗi gia đình nạn nhân, thêm rằng 10.000 đô la trong số tiền là từ tài khoản ngân hàng của cá nhân ông.
Vụ việc sập tòa nhà, 28 người thiệt mạng và đã có 5 người quốc tịch Trung Quốc bị buộc tội hình sự, theo The Guardian.
Toru Takahashi của Nikkei nhận định, các nhà lãnh đạo chính trị thường đến thăm các khu vực thiên tai và gặp gỡ những người bị ảnh hưởng. Điều này diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng việc ông Hun Sen tới thành phố phía nam lần này là rất quan trọng đối với ông, vì Sihanoukville đã trở thành “biểu tượng của sự chế giễu” trong những ngày này, nó được gọi là “thuộc địa của Trung Quốc” ở Campuchia.
Sihanoukville biến chuyển mạnh mẽ khi Trung Quốc phát triển đặc khu kinh tế
Thị trấn nghỉ mát ven biển đã trải qua một sự chuyển đổi mạnh mẽ kể từ khi các công ty Trung Quốc bắt đầu phát triển một đặc khu kinh tế ở đó trong năm 2008. Khoảng 130 công ty Trung Quốc đã vào thành phố này, mang theo người lao động từ quê nhà của họ tới đây.
Sihanoukville có dân số 100.000 người, nhưng tin tức cho là cũng tương tự số lượng đó là cư dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ là người nhập cư bất hợp pháp. Đầy rẫy những suy đoán, đây là một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Tuy vậy Sihanoukville cũng không phải là nơi duy nhất ở Campuchia trông giống Trung Quốc. Ở Phnom Penh, nhiều công trường xây dựng các tòa nhà cao tầng treo biển hiệu Trung Quốc.
Nikkei cũng cho rằng, Bắc Kinh chắc chắn đã chống đỡ sự tăng trưởng kinh tế cao của Campuchia. Năm 2017, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Campuchia đạt 2,1 tỷ đô la, Trung Quốc chiếm tới 70%. Nhưng người Campuchia đang ngày càng phàn nàn về hành vi hống hách của người lao động Trung Quốc. Chống Trung Quốc theo cảm tính ở Campuchia đang gia tăng khi giá bất động sản tăng vọt và trợ cấp an toàn giảm.
Campuchia không từ bỏ chủ quyền để đổi lấy hỗ trợ kinh tế
Trong bối cảnh đó, ông Hun Sen đã liên tục nhấn mạnh rằng Campuchia sẽ không từ bỏ chủ quyền để đổi lấy hỗ trợ kinh tế. Phản ứng nhanh của ông với sự sụp đổ của tòa nhà 7 tầng dường như vẫn cho thấy rằng ông vẫn là người theo chủ nghĩa Zeitgeist chống Trung Quốc.
Vào những năm 1970, Thủ tướng Pol Pot, chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của Mao Trạch Đông, đã tàn sát ước tính 2 triệu người Campuchia khi ông tìm cách đạt được một xã hội chủ nghĩa công nông. Trung Quốc ủng hộ ông phía sau hậu trường. Hun Sen đã lật đổ Pol Pot, với sự hợp tác của quân đội Việt Nam, và ông đảm nhiệm chức vị hiện tại vào năm 1985, theo ký giả Toru Takahashi. Sau khi hiệp ước hòa bình năm 1991 kết thúc cuộc nội chiến, Hun Sen bắt đầu lãnh đạo công cuộc tái thiết đất nước với sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông giữ một khoảng cách với Trung Quốc.
Vào tháng 7/2009, người Duy Ngô Nhĩ đã tổ chức các cuộc bạo loạn quy mô lớn ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Năm tháng sau, khoảng 20 người Duy Ngô Nhĩ đã nhập cảnh Campuchia bất hợp pháp để thoát khỏi một cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc, và họ xin tị nạn tại văn phòng của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp quốc ở Phnom Penh.
Hỗ trợ kinh tế hàng tỷ đô la từ Trung Quốc
Hai tuần sau, ông Tập Cận Bình lúc đó giữ vai trò phó thủ tướng, ông đã đến thăm Campuchia với lời đề nghị hỗ trợ kinh tế 1,2 tỷ đô la. Một ngày trước khi ông Tập đến, chính phủ Campuchia đã trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Trong nhiều năm nay, dễ thấy chính phủ Campuchia giữ lập trường ủng hộ Trung Quốc.
Vào năm 2012, Campuchia lần đầu tiên đảm nhận ghế Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, họ đã đứng về bên chống lại Philippines và các quốc gia thành viên ASEAN khác muốn đề cập đến tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trong một tuyên bố chung. Kết quả là, ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung sau Hội nghị bộ trưởng ngoại giao lần đầu tiên kể từ khi nhóm ra đời vào năm 1967.
Trong một sự kiện về vai trò của ASEAN trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Campuchia đã kêu gọi loại bỏ “hàng hải” khỏi các lĩnh vực hợp tác, theo các nguồn tin của ASEAN.
Mặc dù “hợp tác hàng hải” vẫn còn trong văn bản, Campuchia một lần nữa đóng vai trò là người phát ngôn của Trung Quốc, một thói quen đã làm bực mình các quốc gia thành viên khác, một nguồn tin nói.
Trung Quốc và Campuchia đã có một “tuần trăng mật kéo dài”, và tác dụng thấy rõ. Trong cuộc tổng tuyển cử của Campuchia vào tháng Bảy năm ngoái, đảng Nhân dân của ông Hun Sen đã giành được tất cả các ghế trong Hạ viện. Kết quả này không phải là một bất ngờ. Đảng đối lập lớn nhất, đã đạt được đà trong cuộc bầu cử gần đây, họ đã bị giải thể. Trung Quốc, ngay sau cuộc bầu cử, đã thể hiện sự ủng hộ đối với đảng cầm quyền.
Liên minh Châu Âu (EU) đã nhận thấy Campuchia rút lui khỏi dân chủ hóa và coi thường nhân quyền, đang xem xét đình chỉ việc giảm thuế đối với các sản phẩm Campuchia.
Chính phủ của ông Hun Sen thực sự bị bao vây bởi những rắc rối từ bên trong lẫn bên ngoài, từ sự bất mãn của người Campuchia với những người can thiệp Trung Quốc cho tới sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Nhưng do phục thuộc vào hỗ trợ kinh tế và đầu tư nước ngoài, nên Campuchia không thể quay lưng lại với Bắc Kinh.
Chính phủ Campuchia cho biết trong một tuyên bố liên quan đến chính sách đối ngoại của mình, vào ngày 21/5, họ tuyên bố ủng hộ sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, cũng ủng hộ “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và cởi mở” do Nhật Bản và Hoa Kỳ lãnh đạo. Tuyên bố được đưa ra sau khi ông Hun Sen tham dự một hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh và trước khi ông tới Nhật Bản để hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.
“Thay vì chỉ trích Trung Quốc, Campuchia đang cố gắng tăng cường quan hệ với các nước khách và điều chỉnh cân bằng ngoại giao”, một nguồn tin ngoại giao Campuchia nói.