Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaLo sợ bị chỉ trích, Campuchia đang phần trần về thông tin...

Lo sợ bị chỉ trích, Campuchia đang phần trần về thông tin cho TQ thuê cảng quân sự

Sau khi The Wall Strett Journal đưa tin Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật với Campuchia cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân gần Sihanoukville, Campuchia đã có những động thái được coi là phần trần và giải thích nhằm bác bỏ thông tin trên.

The Wall Strett Journal trích dẫn nguồn tin cho biết, thỏa thuận này cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ này trong 30 năm và sau đó sẽ tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Theo dự thảo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ xây dựng hai cầu tàu mới, một cho Trung Quốc và một cho Campuchia sử dụng. Trung Quốc có thể triển khai nhân viên quân sự, kho chứa vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ này.

Nguyên nhân đồn đoán

Những thôn tin trên xuất từ thái độ không phủ nhận của Trung Quốc và sự thay đổi lập trường của Campuchia trong vấn đề Biển Đông, cũng như quan hệ với Mỹ. Trong thời gian này, Mỹ thường xuyên gây áp lực với chính phủ Campuchia, yêu cầu họ duy trì “cam kết hiến pháp vì dân”, độc lập về ngoại giao. Phản ứng mạnh mẽ của Mỹ thể hiện sự lo lắng của họ về địa vị của Campuchia. Sự lo lắng này không phải là không có lý. Trong gần hai năm qua, đã có một cuộc đọ sức lực lượng giữa Trung Quốc và Mỹ ở Campuchia. Vào tháng 11 năm 2018, tại một cuộc họp nội các Campuchia được truyền trực tiếp ra ngoài qua mạng xã hội, Thủ tướng Hun Sen nói: “Tôi đã nhận được thư của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc muốn xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia”. Tháng 1/2019, Joseph Felter, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề  Nam Á và Đông Nam Á đã đến thăm Căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia và bày tỏ sẽ cung cấp một khoản tiền để giúp Campuchia sửa chữa các cơ sở đào tạo và cầu tàu tại đây. Nhưng đến tháng 7, Joseph Felter thông báo: hồi tháng 6, Campuchia đã từ chối kế hoạch tài trợ của Mỹ giúp Campuchia sửa chữa căn cứ hải quân của mình và trên thực tế, Campuchia đã đồng thời chấp nhận khoản viện trợ quân sự 100 triệu đô la mà Trung Quốc cam kết cung cấp. Ngoài ra, vào đầu năm 2017, Campuchia đã hủy bỏ cuộc tập trận thường niên “Angkor Sentinel” với Mỹ được hai bên duy trì suốt 8 năm qua và tổ chức 1 cuộc tập trận chung với Trung Quốc mỗi năm kể từ năm 2016.

Ngoài ra, thông tin trên bắt đầu rộ lên từ khi Trung Quốc cử tàu chiến Wuhu, Handan và Dong Ping Lake (9-12/1) thăm Campuchia. Hãng tin Asia Times khi đó dẫn các nguồn tin ngoại giao và giới phân tích cho biết Trung Quốc đã vận động hành lang Campuchia từ năm 2017 để xây dựng căn cứ hải quân ở tỉnh Koh Kong. Căn cứ này được cho là có thể đón các tàu khu trục, tàu hộ vệ và các tàu khác của Hải quân Trung Quốc. Theo Asia Times, căn cứ hải quân trên là một phần trong dự án do Tập đoàn Phát triển Liên minh Thiên Tân của Trung Quốc xây dựng. Dự án được khởi công từ năm 2008 trên diện tích đất 45.000ha thuộc một công viên quốc gia trong thời hạn 99 năm. Hiện không có nhiều thông tin về dự án trị giá 3,8 tỷ USD này cũng như tiến độ của dự án. Trong khi đó, AFP cho biết, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD dưới dạng các khoản vay ưu đãi, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng tại Campuchia. Trung Quốc hiện là chủ nợ nắm gần một nửa trong 6 tỷ USD nợ nước ngoài của Campuchia. Trong đó, một phần lớn khoản nợ có liên quan đến các dự án “Vành đai, Con đường” mà Trung Quốc đưa ra.

Trước các đồn đoán trên, Thủ tướng Hun Sen (19/1)đã chính thức lên tiếng phủ nhận việc cho phép bất kỳ căn cứ quân sự nào của nước ngoài được xây dựng trên lãnh thổ Campuchia. Theo ông Hun Sen, thông tin về căn cứ hải quân Trung Quốc trên lãnh thổ Campuchia chỉ là thông tin nhằm “bóp méo sự thật”, đồng thời khẳng định Campuchia “coi tất cả các nước đều là bạn bè” và Campuchia sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được tham gia vào các cuộc chiến chống lại nhau trên lãnh thổ Campuchia. Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn (17/11/2018) cũng khẳng định Hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia, nhấn mạnh Chính phủ hoàng gia Campuchia sẽ không vi phạm hiến pháp. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chum Sucheat cũng ra tuyên bố bác bỏ thông tin trên, cho rằng đó là “tin giả mạo” nhằm đánh lừa công chúng, khẳng định thông tin này mang tính kích động và gây ảnh hưởng đến danh tiếng trong lĩnh vực quốc phòng của Campuchia.

Đáng chú ý, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên (25/12) chỉ trích phương Tây thêu dệt tin đồn về việc Bắc Kinh xây căn cứ quân sự ở Campuchia, cho rằng một số quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây, luôn hiểu sai về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia. Đây là một thách thức nhưng không quá lớn. Hai nước sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề này. Nhiều nước luôn cố gắng thổi phồng vấn đề và đổ lỗi cho Trung Quốc.

Ý nghĩa quan trọng của quân cảng Sihanoukville với Trung Quốc

Căn cứ hải quân Ream nằm ở phía Đông Nam Campuchia, vùng ven biển tỉnh Sihanoukville. Xét về ý nghĩa chiến lược, việc Trung Quốc giành được quyền sử dụng căn cứ hải quân Ream có hai ý nghĩa lớn:

Một là, cung cấp hỗ trợ chiến lược để duy trì cục diện ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của việc thiết lập thêm một điểm cung cấp căn cứ hải quân ở Biển Đông lúc này là không lớn, quan trọng hơn là tác dụng chiến lược của nó. Trước đó, Trung Quốc đã xây dựng một số căn cứ quân sự ở Biển Đông. Nếu giành được quyền sử dụng căn cứ hải quân Ream gần vịnh Thái Lan, về cơ bản sẽ hình thành một mặt trận hình tam giác bao phủ toàn bộ lục địa Đông Nam Á. Một khi tình hình ở Biển Đông và eo biển Đài Loan có biến động, Trung Quốc có thể tiến hành đồng thời các hoạt động quân sự trong phạm vi này, điều này sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ sự kiểm soát của hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, cũng sẽ giúp mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên eo biển Malacca có tác dụng chiến lược quan trọng.

Thứ hai, Trung Quốc giành được quyền sử dụng căn cứ hải quân này cũng là một đòn phản công chiến lược đối với Mỹ. Trước đây, Hạm đội 7 của Mỹ thống trị Biển Đông. Muốn khôi phục không gian chiến lược ở Biển Đông, Trung Quốc phải tiến hành một trận chiến trên biển với Mỹ. Trong cuộc đối đầu trên biển, ngoài sự cạnh tranh của các lực lượng quân sự, việc xây dựng chiến lược quân sự trên biển là lựa chọn thuận lợi hơn để Trung Quốc thách thức vị trí thống trị của quân đội Mỹ ở Biển Đông. Việc lựa chọn căn cứ hải quân Ream, nơi đã diễn ra các cuộc tập trận chung “CARAT” với Mỹ từ năm 2010, là một điểm hỗ trợ cho cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông.

Campuchia đang phân trần về vụ việc

Sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen lên tiếng bác bỏ thông tin trên, Campuchia (26/7) đã mở chuyến tham quan chưa từng có cho truyền thông đến căn cứ hải quân chiến lược quan trọng này. Theo AFP, một số phóng viên được đưa từ Phenom Penh đến Ream trong chuyến đi ngắn do chính phủ Campuchia chỉ đạo. Họ di chuyển trong những chiếc xe tải do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quyên góp – với lời cảm ơn được viết bằng tiếng Khmer trên cửa sổ phía sau các phương tiện. Các phóng viên được các sĩ quan hải quân và chính phủ Campuchia theo dõi chặt chẽ, được cho thấy một số nhà ngoài và một cầu cảng nơi một số tàu tuần tra treo cờ Campuchia đậu. Khi đi qua các tàu, phóng viên không được phép xuống xe. Sau chuyến đi vòng quanh căn cứ Ream, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Campuchia nói với các phóng viên rằng nước này “không có gì để giấu” và “không có gì về căn cứ quân sự Trung Quốc như đưa tin”.

RELATED ARTICLES

Tin mới