Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCộng hòa Botswana quan tâm đến việc đảm bảo hòa bình, ổn...

Cộng hòa Botswana quan tâm đến việc đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông

Trong chuyến thăm Việt Nam hôm 26/8, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Botswana Unity Dow đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Bên cạnh những những nội dung quan trọng về hợp tác chính trị, đối ngoại, kinh tế, hai bên đã thảo luận về những diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay.

Cộng hòa Botswana là một quốc gia Nam Phi. Từng là quốc gia bảo hộ Bechuanaland bởi Vương quốc Anh, sau đó Botswana đã đổi tên mới và trở thành một quốc gia độc lập bên trong Khối thịnh vượng chung Anh Quốc vào ngày 30/9/1966. Nước này có chung biên giới với Nam Phi ở phía Nam và Đông Nam, Namibia ở phía Tây, Zambia ở phía Bắc, và Zimbabwe phía Đông Bắc. Về kinh tế, Botswana có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch. Botswana đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế và chính trị vào Nam Phi. Nước này tìm cách biến Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi (SADC) thành một tổ chức hữu hiệu để phát triển kinh tế và tăng cường các nỗ lực nhằm đưa vùng này ngày càng có khả năng tự quyết cao hơn trong đối ngoại, giải quyết xung đột, và quản lý tốt. Sau khi chấm dứt thời kỳ apartheid Nam Phi cũng đang tích cực tham gia vào những nỗ lực trên. Botswana có chung quan điểm với châu Phi về hầu hết các vấn đề quốc tế và hiện họ là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Khối thịnh vượng chung và Liên minh châu Phi (AU).

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cộng hòa Botswana Unity Dow, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong đó có vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, tuân thủ luật pháp quốc tế. Hai bên nhất trí các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu và hiệu quả, tối đa hóa lợi thế hai nước. Trong thời gian tới, hai nước sẽ tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Hai bên ghi nhận kim ngạch thương mại giữa hai nước trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng song còn rất khiêm tốn, chưa phản ánh hết tiềm năng to lớn giữa hai nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Botswana, diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; bày tỏ tin tưởng kết quả chuyến thăm sẽ tạo động lực đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng chia sẻ Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư ở trong và ngoài nước; đề nghị hai bên tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động khảo sát thị trường, xúc tiến các cơ hội đầu tư; hoan nghênh việc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Thương mại và Đầu tư Botswana ký Bản ghi nhớ hợp tác nhân chuyến thăm và đề nghị hai nước sớm thống nhất đàm phán ký kết các văn kiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác như Hiệp định khung hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ thông tin; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần….

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương; hoan nghênh vai trò tích cực của Botswana trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC); bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Botswana trong thời gian Việt Nam đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như khi Việt Nam tiến hành thiết lập quan hệ chính thức với Liên minh châu Phi (AU) vào thời gian tới.

Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Botswana bày tỏ vui mừng lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam và chúc mừng Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; bày tỏ mong muốn Việt Nam chú trọng tăng cường hợp tác với Botswana trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, du lịch, y tế…. Bộ trưởng Ngoại giao Botswana hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư kinh doanh tại Botswana, đặc biệt đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam và bày tỏ mong muốn học hỏi những kinh nghiệm thành công của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

RELATED ARTICLES

Tin mới