Saturday, July 27, 2024
Trang chủĐàm luậnHồng Kông: Rút dự luật cho phép dẫn độ liệu có chấm...

Hồng Kông: Rút dự luật cho phép dẫn độ liệu có chấm dứt biểu tình?

Đó là câu hỏi đang đặt ra không chỉ đối với giới lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông mà còn là một vấn đề khiến Bắc Kinh đau đầu.

Hôm 4/9, bà Lâm Trịnh Nguyệt Ngachính thức tháo ngồi nổ cho các cuộc bạo loạn, tuyên bố rút dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục (gọi tắt là dự luật dẫn độ) để xét xử.Trước đó, vào tháng 7 Hồng Kông đã tìm cách giảm căng thẳng khi tuyên bố dự luật dẫn độ không còn tác dụng, nhưng không tuyên bố chính thức rút dự luật. Vì vậy, người dân tiếp tục xuống đường với mức độ bạo lực của các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng.

Đỉnh điểm của bạo lực là, cảnh sát chống bạo động đã bắn đạn túi đậu, đạn hơi cay vào người biểu tình bên ngoài đồn cảnh sát Mong Kok và bên trong trạm tàu điện ngầm Prince Edward đêm 3/9. Cảnh sát đã bắt giữ nhiều người biểu tình trước thềm một cuộc tuần hành bị cấm. Những người biểu tình đã ném 100 bom xăng vào các mục tiêu như trụ sở cảnh sát, nhà ga và tòa nhà chính quyền.

Liệu sắp tới tình hình Hồng Kông ổn định trở lại hay không? Câu trả lời còn bỏ ngỏ. Bởiviệc rút dự luật dẫn độ chỉ là một trong 5 yêu sách của những người biểu tình. Bốn yêu sách còn lại là: một, nhà chức trách Hồng Kông không được dùng từ “bạo loạn”; hai, phóng thích toàn bộ người biểu tình bị bắt giữ; ba, tiến hành cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực quá mức; bốn, người dân có quyền bầu lãnh đạo một cách dân chủ.

Theo thông tin tin cậy, tác động tích cực khi rút dự luật dẫn độ là chỉ số Hang Seng lập tức tăng hơn 4% trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 4/9 .

Cùng với việc tuyên bố rút dự luật dẫn độ, bà Lâm nói rõ,chưa bao giờ đề xin chính phủ Trung Quốc cho bà từ chức để chấm dứt khủng hoảng chính trị. Còn nhà cầm quyền Bắc Kinh khẳng định không can thiệp vào mọi chuyện của Hồng Kông. Họ chỉ“không ngồi yên” khi tình hình bất ổn ở đặc khu này đe dọa an ninh và chủ quyền của nước này.

Thời gian qua kinh tế Hồng Kông và kinh tế đại lục đều suy thoái nặng nề bởi các cuộc biểu tình ở đặc khu và cuộc chiến thương mại leo thang căng thẳng Trung- Mỹ. Hoạt động của lĩnh vực kinh tế tư nhân ở Hồng Kông trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Theo số liệu của Công ty Dịch vụ tài chính IHS Markit (Anh), chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Hồng Kông vào tháng rồi tiếp tục giảm còn 40,8 (PMI dưới 50 thể hiện sự suy giảm). Số lượng đơn hàng mới giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, riêng số lượng đơn hàng từ Trung Quốc giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

Trước cũng như sau biểu tình người dân Hồng Kông thể hiện rõ quan điểm không muốn đối đầu với chính quyền Trung Quốc. Họ không muốn gây thù hằn với người đại lục mà chỉ mong muốn được lắng nghe và được hưởng quyền lợi chính đáng của những công dân tự do.

Nhà cầm quyền Trung Quốc từng đe dọa sẽ sử dụng quân đội để đàn áp các cuộc biểu tình. Không hề nao núng, những người phản kháng dự luật vô lý đã đáp trả: chúng tôi không đối đầu với quân đội. Thậm chí, phản pháo câu nói “người Hồng Kông đang đùa với lửa” của đại diện chính quyền Trung Quốc, một người biểu tình tuyên bố: “Tôi tin những người biểu tình và công dân Hồng Kông sẽ ‘giống như nước’. Chúng tôi biết mình phải làm gì”. 

Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã không ngớt xuyên tạc vu cáo hành động của những người biểu tình. Nhưng họ đã tìm tới người dân đại lục. Họ đã đến nhà ga đường sắt cao tốc Tây Cửu Long để đưa thông điệp của phong trào tới cho du khách từ Trung Quốc. Thậm chí người biểu tình còn dùng những thông điệp liên quan tới bột sữa trẻ em và vắc-xin độc hại ở Trung Quốc để bày tỏ sự cảm thông với người dân đại lục.

Vậy là nguyên do biểu tình rõ ràng không chỉ ở câu chuyện luật dẫn độ. Vấn đề lớn hơn là người dân Hòng Kông khoa khát độc lập. Họ phản đối miệng lưỡi Bắc Kinh “một quốc gia, hai chế độ”, nhưng thực chất đang biến đại lục và đặc khu thành “một chế độ”. Chừng nào tư tưởng Đại Hán còn bao phủ thì cac cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông còn xảy ra, mà các vụ việc cụ thể chỉ là cái cớ.

RELATED ARTICLES

Tin mới