Friday, May 10, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCảnh sát TQ: Những lần giả dạng để lấy cớ đàn áp...

Cảnh sát TQ: Những lần giả dạng để lấy cớ đàn áp dân

Từng tham gia phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989, chuyên gia về Trung Quốc Li Yiping, gần đây tiết lộ nguồn tin nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch giả dạng người biểu tình, kích động bạo lực ở Hồng Kông để lấy cớ đàn áp. Với lịch sử nhiều lần giả dạng người dân để vu oan, không loại trừ khả năng thông tin của ông Li là hoàn toàn chính xác.

 Sau 4 tháng biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông, thế giới bên ngoài lo rằng chính quyền Trung Quốc sẽ sử dụng bạo lực để dẹp bỏ phong trào dân chủ như họ đã làm ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Chính quyền Trung Quốc đã đăng video cảnh cáo người Hồng Kông, trong đó quân đội sử dụng vũ khí và xe tăng chống lại những “địch thủ” đeo mặt nạ phòng độc tương tự những người biểu tình tại thành phố này trong những tháng qua.

Theo các nhà phân tích, giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay dường như không thể dùng quân đội dẹp biểu tình ở Hương Cảng, nhưng họ có thể sẽ sử dụng cảnh sát và những tên côn đồ để tăng cường đàn áp khát vọng dân chủ.

Người dân Hồng Kông và một số hãng truyền thông đã ghi lại những hình ảnh cho thấy khả năng có mật vụ Trung Quốc đang trà trộn vào người biểu tình để thực hiện các hành vi gây rối.

 Ngày 11/8, trong vụ việc xảy ra ở Vịnh Causeway, một số người đeo mặt nạ phòng độc và đeo ba lô tựa như những người biểu tình đã trợ giúp cảnh sát bắt dân.

Media player poster frame
 

Hồng Kông: Mật vụ giả dạng người biểu tình giúp cảnh sát bắt dân

 
 Sau khi tin tức và hình ảnh về vụ việc được công bố rộng rãi, ngày 12/8 cảnh sát đã thừa nhận có mật vụ đóng giả người biểu tình để hỗ trợ các vụ bắt giữ.

Ngày 31/8, video ghi lại từ một cuộc biểu tình cho thấy những người áo đen có gắn đèn led đỏ, đeo súng lục Glock19 của cảnh sát và ném bom xăng về phía cảnh sát. Khi đám đông người biểu tình nghi ngờ và tiếp cận những người này, thì họ chống trả và bỏ chạy.

 

Người biểu tình ném bong xăng có mang theo súng Glock 19 của cảnh sát (ảnh: Getty Images).

Trà trộn vào quần chúng để kích động quần chúng thù ghét một nhóm người thiểu số – đó là một cách thức thường thấy trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới đây là một vài ví dụ kinh điển về việc giả dạng và vu khống người dân của chính quyền Trung Quốc kể từ những năm 1980 tới nay.

Tháng 6/1989: Đóng giả sinh viên và công dân đốt xe quân sự

Năm 1989, “Sự kiện Lục Tứ” ở Thiên An Môn được mô tả là trận chiến súng máy và xe tăng, nghiền nát và giết chết khát vọng tự do dân chủ của hàng ngàn sinh viên và công dân tay không tấc sắt. Nhưng vụ thảm sát gây chấn động thế giới đã bắt đầu như thế nào?

Theo các tài liệu lịch sử và câu chuyện từ những người trong cuộc được ghi chép lại, năm đó đoạn video về “kẻ côn đồ” đốt cháy xe quân đội đã được giới truyền thông chính thức của ĐCSTQ lan truyền trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc sau đó tiết lộ vụ việc hoàn toàn là do ĐCSTQ thiết kế và tự đạo diễn. Vào thời điểm đó, quân đội được lệnh lái những chiếc xe cũ đến tây Trường An, và sau đó một nhóm cảnh sát giả dạng sinh viên đã đốt cháy nó. Mục đích là vu khống cho sinh viên và người dân để lấy cớ bắn giết, đàn áp.

 

Media player poster frame
 
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
 
 Khoảng 1h30 sáng 4/6, truyền thông nhà nước phát đi “Thông báo khẩn cấp” nói: “Đã có một cuộc bạo loạn phản cách mạng nghiêm trọng tối nay ở thủ đô. Đám đông đã tấn công dã man các chỉ huy Quân đội Giải phóng, cướp vũ khí, đốt xe quân sự, dựng rào chắn, bắt cóc các sĩ quan và binh lính, cố gắng lật đổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc”, đồng thời cảnh báo rằng các lực lượng quân sự sẽ thực thi nhiệm vụ và ai ở lại quảng trưởng sẽ phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm, theo BBC.

Ông Nghiêm Gia Kỳ, cấp dưới của cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương cho biết, ngày 5/4/1976, tại quảng trường Thiên An Môn, ông đã tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình dàn dựng vụ đốt cháy xe. Theo ông, vụ việc này đã được “Bè lũ bốn tên” lên kế hoạch vào thời điểm đó, và đó cũng là lý do để ĐCSTQ đàn áp sinh viên.

Ông Nghiêm cũng đã từng nhắc nhở người dân Hồng Kông rằng: “Cần phải cảnh giác ĐCSTQ cố tình tạo ra tình trạng hỗn loạn, ĐCSTQ từ lâu đã sắp xếp cho người ẩn náu trong Hồng Kông, đeo mặt nạ, trong lúc cao trào sẽ tạo ra một vụ bạo lực nghiêm trọng, sau đó có lý do để đàn áp người Hồng Kông”.

Tháng 1/2001: Làm giả vụ tự thiêu của học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn

Tháng 1/2001, sau khi kênh truyền hình nhà nước CCTV phát sóng cái gọi là vụ tự sát tập thể của học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ĐCSTQ đã nhanh chóng gia tăng cuộc đàn áp đẫm máu đối với các học viên Pháp Luân Công trong cả nước, đồng thời tăng cường tuyên truyền thông tin vu khống môn tập này. Dư luận đã chuyển từ cảm thông sang hiểu lầm và thù hận với các học viên Pháp Luân Công sau vụ tự thiêu giả.

Media player poster frame
 

Lửa giả – Vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn _ để lấy cớ đàn áp và hãm hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

 
 

Vào thời điểm đó, ĐCSTQ tuyên bố rằng video tự thiêu của mình xuất phát từ CNN, nhưng CNN đã nói rõ rằng nhiếp ảnh gia của họ đã bị bắt ngay từ đầu vụ việc và không thể quay được đoạn video hoàn chỉnh này. Tờ Washington Post trong ngày 4/2/2001 đã công bố trên trang bìa bài báo điều tra: “Ngọn lửa tự thiêu thắp sáng tấm màn đen Trung Quốc”. Theo đó, các khảo sát thực tế của phóng viên Philip Pan khi đích thân đến quê của Lưu Xuân Linh (người được cho là tự thiêu) ở Khai Phong để điều tra đã phát hiện, không ai quanh nhà từng thấy Lưu tập Pháp Luân Công.

Hàng loạt nghi ngờ chứng minh rằng cái gọi là vụ tự thiêu là dàn dựng. Phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ thông báo rằng Vương Tiến Đông đã bị bỏng nặng, nhưng trên đoạn phim chiếu trên truyền hình, can đựng xăng ở giữa đôi chân của ông này vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài ra, Vương Tiến Đông tự xưng là học viên lâu nắm, la lớn cái được gọi là khẩu quyết của Pháp Luân Công, nhưng lại hoàn toàn trái với các nguyên tắc của Pháp Luân Công.

Các phương tiện truyền thông nói bé gái Lưu Tư Ảnh bị tổn thương khí quản do hơi nóng của vụ cháy và được phẫu thuật rạch khí quản, nhưng một thời gian sau đã lại có thể nói được với ngữ khí rõ ràng, thậm chí còn có thể hát. Phóng viên của CCTV còn được tự do đi lại trong bệnh viện, phỏng vấn những người tự thiêu thường xuyên mà không có bất kỳ sự bảo hộ vệ sinh nào, và kỳ lạ thay tại thời điểm vụ tự thiêu xảy ra lại có vô số thiết bị chữa cháy ở quanh đó…

Media player poster frame

 Vở kịch lớn trước Tết của Trung Quốc, khiến bao người chịu nạn
 
 Trong video trên, ông Danny Schechter, nhà báo điều tra cấp cao, nhận định rằng chính quyền Trung Quốc “đã biến quảng trường Thiên An Môn thành một phim trường”. Ông nói: “Họ đã sử dụng kỹ thuật làm phim, chọn các góc quay cận cảnh. Có nhiều máy quay khác nhau, cố gắng tạo ra một cái gì đó. Nhưng điều đó rõ ràng đã đặt ra nhiều nghi vấn hơn là giải đáp, bởi vì không phải ai đó tình cờ quay được cảnh tượng đó, mà nó được dàn dựng”.

Tổng biên tập tạp chí Động Hướng (Hồng Kông) Trương Vĩ Quốc từng có bài viết, trong đó có câu: “Theo phóng viên đài VOA đưa tin, sau khi Tân Hoa Xã đưa tin về ‘vụ tự thiêu tại Thiên An Môn’, vị phóng viên này đã gọi điện đến công an thành phố Bắc Kinh, và Bộ công an để xác nhận sự thực và hỏi họ có bình luận gì về sự kiện này, cả hai người trực ban của 2 cơ quan này đều nói không biết, không rõ về sự kiện này. Ngay cả người trực ban cũng không rõ về vụ tự thiêu này, vậy mà Tân Hoa Xã lại đăng tin này trước tiên. Việc này vi phạm ‘kỷ luật tuyên truyền’ của chính ĐCSTQ đưa ra”.

Tháng 3/2008: Đóng giả người Tây Tạng chiến đấu, đập phá, cướp giật

Vụ việc ngày 14/3/2008 ban đầu là một phong trào phản kháng ôn hòa do các nhà sư Tây Tạng khởi xướng. Tuy nhiên, một đám côn đồ đã tấn công thường dân bằng đá, dao, gậy… và không phân biệt người Hán, người Tây Tạng, người Hồi giáo hay người nước ngoài. Những người biểu tình đã đốt cháy xe hơi, xe cứu hỏa, cướp và thậm chí đốt các cửa hàng, ngân hàng… khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng. ĐCSTQ đã ngay lập tức phản đối và đàn áp đẫm máu người Tây Tạng.

Binh lính Trung Quốc bắt bớ một nhà sư Tây Tạng (ảnh: Youtube).

Tuy nhiên, sau đó, mọi người ngạc nhiên khi thấy rằng ĐCSTQ đã phái một số lượng lớn người giả danh người Tây Tạng để tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối hòa bình, dẫn đầu trong các hoạt động bạo lực và cướp bóc, và sau đó khuyến khích những người Tây Tạng khác tham gia.

Tại hiện trường của sự kiện, nhiều hòm đựng đá đã được chuẩn bị trước. “Người Tây Tạng” đã tấn công người bằng con dao kiểu Trung Quốc. Ngoài ra, một số người đã chụp được ảnh quân đội Trung Quốc đang hóa trang thành các nhà sư Tây Tạng. Có thể thấy rằng những người được gọi là người Tây Tạng chiến đấu và cướp bóc chỉ là những mánh khóe mà ĐCSTQ đã thiết kế cẩn thận.

Lính Trung Quốc cạo đầu trọc, cầm trên tay trang phục của các nhà sư Tây Tạng (ảnh: chụp bìa sau của Báo cáo năm 2003 về Nhân quyền ở Tây Tạng).

Trong lịch sử những chiêu thức giả dạng, vu oan của các bạo chúa có thể đạt được mục đích ban đầu, nhưng đều nhận lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Bạo chúa đế chế La Mã cổ đại Nero đã cho người đốt phá thành phố Rome, sau đó đổ lỗi cho những người theo Cơ Đốc giáo. Ngay sau đó, ông ta bắt đầu cuộc đàn áp tàn khốc những người tin vào Chúa. Năm 1933, trong vụ phán xử khét tiếng của quốc hội Berlin, Hitler đã phái 10 đặc vụ vào quốc hội và đốt cháy các cáo buộc. Ngay sau đó, Hitler ra lệnh “bảo vệ đất nước”, bắt đầu chế độ độc tài và phát động chiến tranh thế giới. Sau đó, vụ thảm sát người Do Thái đã gây ra một thảm họa kinh hoàng.

Nhưng kết cục, bốn năm sau khi đốt phá ở Rome, Nero phải tháo chạy khỏi Rome trong một cuộc đảo chính và tự sát. 300 năm sau, cái mà hắn gọi là “tà giáo” đã được người dân công nhận và trở thành “Chính thống giáo” với sự tôn trọng và tín ngưỡng của hàng triệu người.

Hitler và các thành viên của Đức Quốc xã sau này đã bị Tòa án quốc tế xét xử. Các quốc gia trên thế giới cũng đạt được sự đồng thuận rằng chủ nghĩa phát xít sẽ không bao giờ được phép gây nguy hiểm cho thế giới và nạn diệt chủng sẽ không bao giờ được phép xảy ra nữa.

Cả lịch sử Trung Quốc và lịch sử thế giới đã chứng kiến sự khốn khổ bi thảm của những kẻ hủy diệt loài người và đánh mất lương tâm. Lịch sử không ngừng ghi chép và đánh giá mỗi hành động thiện ác, và lịch sử cũng sẽ lặp lại kết cục bi thảm cho bạo chúa bởi lương tâm là tiêu chuẩn ứng xử cao nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới