Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTương lai Biển Đông: Vẫn còn nhiều bất ổn

Tương lai Biển Đông: Vẫn còn nhiều bất ổn

Tình hình tại Biển Đông hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và tương lai của khu vực vẫn là dấu chấm hỏi lớn. Động thái gần đây của các nước có liên quan cũng không cho thấy bất kì sự nhượng bộ thay thỏa hiệp nào.

Về phía Philippines, ngày 18/9, Phủ Tổng thống Philippines Malacanang đã bác bỏ kêu gọi nêu lại thắng lợi của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc năm 2016 tại kỳ họp lần thứ 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario. Người Phát ngôn Phủ Tổng thống Salvador Panelo nói rằng các nỗ lực nêu lại phán quyết năm 2016 là “vô ích” bởi vì Liên Hợp Quốc (UN) “không có lực lượng thực thi pháp luật.” Ông cho rằng phương hướng chính sách hiện tại của Tổng thống Duterte là hiệu quả. “Dù giờ chưa có tiến triển gì [đối với vấn đề giải quyết tranh chấp tại Biển Đông] nhưng các cuộc trao đổi vẫn diễn ra song song với các cuộc đàm phán về các vấn đề khác có lợi cho đôi bên”.[1]

Cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đưa ra “khuôn khổ định hướng” mới cho chính sách đối ngoại của đất nước. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Mahathir đề xuất giải pháp không quân sự hóa các vùng biển tranh chấp vì một khu vực hòa bình, hữu nghị và thương mại. Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn Khu vực Hòa bình, Tự Do và Trung lập (ZOPFAN) được Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký năm 1971. Hiệp định trên bao gồm cả điều khoản về “giữ khu vực Đông Nam Á khỏi sự can thiệp dưới mọi hình thức của các thế lực bên ngoài.” Thủ tướng Mahathir cũng nhấn mạnh rằng Malaysia mong muốn một mối quan hệ có lợi cho cả hai bên với tất cả các nước, sẽ hợp tác với các nước cùng chung hướng không liên kết để đảm bảo rằng mọi quốc gia có thể “tham gia một cách bình đẳng, không chịu áp lực từ bất kỳ quốc gia lớn nào.”[2]

Mark Valencia, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc gia Nam Hải tại Hải Khẩu, Trung Quốc, dự đoán rằng tình hình ở Biển Đông sẽ không thay đổi gì nhiều so với hiện tại:(i) an ninh và ổn định khu vực sẽ tiếp tục suy giảm do Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng quân sự hóa;(ii) các nước ASEAN sẽ tiếp tục nằm ngoài lề tại các hoạt động an ninh khu vực, nhường tâm điểm cho cuộc tranh giành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc; (iii)các quốc gia này cũng sẽ chịu áp lực nhiều hơn về việc phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc; (iv) có thể sẽ có thỏa hiệp về cùng hợp tác khai thác và phát triển dầu khí giữa Trung Quốc và các nước ven Biển Đông nếu Trung Quốc và Philippines thành công đưa ra một tuyên bố hợp tác chung.[3]


[1]ABS-CBN, 19/9.

[2]SCMP, 18/9.

[3]SCMP, 18/9.

RELATED ARTICLES

Tin mới