Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnDuterte, ông là ai ?

Duterte, ông là ai ?

Ngay cả khi tàu TQ đâm chìm tàu cá và bỏ mặc ngư dân PLP ở khu vực bãi Cỏ Rong, “Donald Trump của PLP” cũng chỉ phản ứng một cách chiếu lệ, yếu ớt. Ông còn cho phép TQ đánh cá ở vùng biển mà PLP tuyên bố chủ quyền và nói rằng, làm thế để “bảo vệ đất nước khỏi xung đột” (?).

 

Ai cũng biết ông Rodrigo Dutertelà một luật sư, chính trị gia người Philippines, trở thành tổng thống nước này ngày 9 tháng 5 năm 2016.

Nhiều người còn biết về ông nhiều hơn trong tư cách tổng thống. Thí dụ: ông là một trong những thị trưởng lâu đời nhất tại PLP, từng làm thị trưởng thành phố Davao bảy nhiệm kỳ, tổng cộng hơn 22 năm, trước khi được bầu làm tổng thống.

Ông đã được tạp chí Time đặt cho biệt danh “kẻ trừng phạt”, bởi thái độ quyết liệt, không khoan nhượng đối với tội phạm trong thời kỳ làm thị trưởng Davao cũng như về sau này, khi đã là tổng thống.

Gần đây, ông còn cho phép người dân bắn bị thương quan chức tham nhũng mà không bị truy tố – một phát ngôn khiến dư luận PLP dậy sóng.

Đặc biệt, ông được được dư luận mệnh danh là “Donald Trump của Philippines”.

Tuy nhiên, với những gì đã chứng kiến,ngày càng nhiều người cho rằng, khoác cho ông Duterte cái danh trên là không thật thuyết phục, ít nhất, về mặt đối ngoại. Không thuyết phục, vậy thì chỉ có hai khả năng: hoặc quá đề cao ông Duterte, hoặc hạ thấp ông Trump.

Về đối ngoại, chỉ riêng động thái với TQ trong cuộc chiến thương mại đủ thấy ông Trump nói là làm. Thậm chí, dứt lời là làm ngay tắp lự; dư luận nói dọc, nói ngang ông cũng không mấy quan tâm.

Những đòn thuế quan Mỹ chủ động giáng tới tấp, mức độ ngày càng cao vào hàng hóa TQ thời gian qua là bằng chứng.

Chẳng với riêng TQ, cuộc chiến thương mại, cũng với sự quyết đoán của ông Trump, đang mở rộngcả sang EU. Tiếp theo việc đánh thuế mặt hàng thép, nhôm nhập khẩu, mới đây, Mỹ đánh thuếhàng loạt hàng hóa EU, trong đó có máy bay, thịt lợn, cà phê, rượu vang…cũng với lý do trả đũa các “hành vi thương mại thiếu công bằng của EU”.

Cho dù động thái này được thực hiện sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thuận, nhưng rõ ràng, nếu không phải là ông Trump, rất có thể đòn thương mại với EU phải “nâng lên, đặt xuống” nhiều lần trước khi quyết định.

Lại nữa, dù gặp nhiều tranh cãi, nhưng dự án xây dựng bức tường biên giới Mỹ – Mexico dài hàng nghìn km đã được ông Trump triển khai một cách quyết đoán, với lý do ngăn chặn“cuộc khủng hoảng an ninh và nhân đạo đang gia tăng ở biên giới phía Nam của chúng ta (Mỹ)”

Tóm lại, dù muốn hay không, ưa hay ghét, cũng phải thừa nhận rằng, về mặt đối ngoại, cơ bản, từ khi nhậm chức cho tới nay, đương kim Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45, ông Donald John Trump, thể hiện là một người mạnh mẽ, quyết đoán, nhất quán trong lời nói và hành động.

Còn ông Duterte, người được mệnh danh là “Donald Trump của PLP” thì sao ?

Điều đáng chú ý đầu tiên là ông “lơ” đi thắng lợi của PLP trong vụ nước này kiện TQ ra Tòa trọng tài quốc tế (PCA) – vụ kiện mà PLP theo đuổi 3 năm ròng rã, cộng đồng quốc tế rất quan tâm; vụ kiện mà kết quả của nó có ý nghĩa rất quan trọng trong nỗ lực giải quyết những tranh chấp trên biển Đông; vụ kiện người ta hy vọng sẽ góp phần ngăn chặn sự ngang ngược, hung hăng, bắt nạt các nước láng giềng của TQ…

Chưa hết, ngay cả khi tàu TQ đâm chìm tàu cá và bỏ mặc ngư dân PLP ở khu vực bãi Cỏ Rong, “Donald Trump của PLP” cũng chỉ phản ứng chiếu lệ, yếu ớt. Ông còn cho phép TQ đánh cá ở vùng biển mà PLP tuyên bố chủ quyền và nói rằng, làm thế để “bảo vệ đất nước khỏi xung đột” (?).

Trong chuyến thăm TQ cuối tháng 8/2019, ngoài việc lần đầu tiên nói được với Băc Kinhvề phán quyết của PCA, Duterte hí ha hí hửng về của “kế hoạch thăm dò, khai thác dầu khí chung với TQ”, cho rằng, tỷ lệ ăn chia mà PLP có 60% trong kế hoạch này là “khởi đầu tốt”.

Tuy nhiên, dư luận thì không nghĩ thế.

Họ phẫn nộ cho rằng, với kế hoạch nêu trên, PLP đã từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chí ít là một nửa các quyền và lợi ích hợp pháp trong các vùng biển và thềm lục địa được xác lập theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Hành động của ông Duterte cũng có nghĩa gián tiếp thừa nhận yêu sách chủ quyền tới hơn 85% biển Đông của TQ – điều mà PCA đã bác bỏ năm 2016.

Như vậy, xét về độ nhất quán, ông Duterte là tương đương ông Trump.

Chỉ có điều, nhất quán ở ông Trump chính là sự quyết liệt trong chiến tranh thương mại với TQ cũng như trong nhiều vấn đề đối ngoại khác.

Còn với “Donald Trump của Philippines”, nhất quán trong vấn đề đối ngoại, nhất là trong quan hệ với TQ, là:trước sau phải “thân” TQ tới mứcbất chấp những cảnh báo về việc an ninh quốc gia có thể phải trả đắt hơn nhiều so với doanh thu từ khai thác dầu khí chung với TQ.

Chú thích ảnh: Ông Duterte và ông Tập Cận Bình

RELATED ARTICLES

Tin mới