Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mới"Đối tượng" đấu tranh của ông Tập là ai?

“Đối tượng” đấu tranh của ông Tập là ai?

Hôm 9/3, tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu nói về “đấu tranh” khiến dư luận bắt đầu có nhiều nghi hoặc. Đối tượng “đấu tranh” trong tâm của ông Tập Cận Bình rốt cuộc là ai? Gần đây, biểu hiện của ông Lưu Hạc trước đoàn đại biểu đàm phán tại Washington đã cho thấy nhiều manh mối hơn.

Ngày 11/10, ông Trump tiếp kiến Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng, đồng thời tuyên bố đạt được “giai đoạn 1” trong thỏa thuận thương mại. (Ảnh: Getty Images)

“Ngọn lửa đấu tranh” đối với ông Trump vẫn còn?

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu đoàn đại biểu tới Mỹ, ngày 11/10 tại Washington đã đạt được cam kết thương mại giai đoạn đầu với ông Trump, từ nội dung cam kết cho đến cuộc gặp mặt của ông Lưu Hạc với ông Trump mà xét, sau khi trải qua hơn một năm chiến tranh thương mại, về cơ bản, ông Tập Cận Bình đã từ bỏ “đấu tranh” với ông Trump.

Ngày 21/6 năm ngoái, tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt với quản lý cấp cao của hơn 20 tập đoàn xuyên quốc gia Âu, Mỹ như tập đoàn Goldman Sachs, ProLogis, khách sạn Hyatt, Volkswagen, Schneider Electric, v.v. Thời điểm đó, Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin cho biết, ông Tập Cận Bình nói với những nhân sĩ tham dự buổi gặp gỡ này rằng, “Phương Tây có cách nói, nếu người khác đánh vào má bên trái bạn, bạn hãy đưa má bên phải cho họ đánh. Trong văn hóa của chúng tôi, chúng tôi sẽ ăn miếng trả miếng”. 

Thực ra, về cơ bản, quan niệm đạo đức trong văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây là nhất trí, văn hóa Trung Quốc tôn sùng “lấy đức báo oán, lấy đức thu phục lòng người”, cũng là phù hợp với “bị đánh vào má bên phải, hãy đưa nốt má bên trái ra cho đánh” của văn hóa phương Tây, còn “ăn miếng trả miếng” chỉ là ông Tập Cận Bình đang nói về triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi dư luận cho rằng, biểu đạt thái độ này của ông Tập được cho là Bắc Kinh đã chuẩn bị cho leo thang trong đối kháng với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, tăng cường phản kích, dự liệu chiến tranh thương mại sẽ càng kịch liệt hơn.

Quả nhiên, về sau chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và diễn biến tiếp ngày càng căng thẳng đã chứng thực được suy đoán này.

Trong chiến tranh thương mại, Bắc Kinh đã lựa chọn cách làm phù hợp nhất với “đấu tranh”, chính là hoàn toàn không để ý đến nhu cầu dân sinh trong nước, dùng phương thức dừng mua nông sản của Mỹ, để đánh vào kho phiếu bầu của ông Trump. Bắc Kinh hy vọng dùng phương thức này, để ông Trump thất cử vào năm 2020, từ đó tìm lại những ngày tháng tốt đẹp trong 20 năm qua của họ trong thương mại với Mỹ.

Nhưng cách làm này chưa thể làm tổn thương đến ông Trump, ngược lại, lại làm hại chính họ, khiến cho giá thịt lợn và giá nhiều loại thực phẩm tăng chóng mặt. Còn lần này, trong thỏa thuận giai đoạn đầu mà ông Lưu Hạc đạt được với ông Trump, Bắc Kinh cam kết sẽ chi từ 40 – 50 tỉ USD để mua nông sản Mỹ, tăng hơn 2 lần so với kim ngạch 20 tỉ USD năm 2017 trước khi bùng nổ chiến tranh thương mại. Hành động này cho thấy Bắc Kinh không những không còn tiếp tục đánh vào kho phiếu bầu của ông Trump, cản trở ông Trump tái đắc của, mà có vẻ như đang bỏ số tiền lớn để giúp đỡ ông Trump tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Cho nên, nếu “ngọn lửa đấu tranh” trong tâm ông Tập Cận Bình vẫn còn, thì đó không phải là nhắm vào ông Trump, mà là đối tượng khác.

Ông Trump nói rõ ai đứng sau ông Lưu Hạc

Ông Trump chưa đưa ra nhượng bộ thực chất, chỉ là hủy bỏ thuế quan với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc vốn sẽ được điều chỉnh tăng từ ngày 15/10, mức tăng này dự tính từ 25% lên 30%. Nếu chỉ nhìn từ con số, 250 tỉ USD điều chỉnh tăng 5% thì chỉ là 12,5 tỉ USD, còn Bắc Kinh chi 40 – 50 tỉ USD để mua nông sản Mỹ, chẳng trách ông Trump rất vui mừng.

Chiến tranh thương mại chưa đình chiến, bởi vì hiện tại đến nay vẫn chưa hủy bỏ thuế quan đã tăng, và mức thuế quan tăng 15% đối với số hàng hóa còn lại của Trung Quốc trị giá 160 tỉ USD dự kiến vào ngày 15/12 vẫn chưa hủy bỏ, ông Trump sẽ dựa vào tình hình để ra quyết định. Đây cũng sẽ trở thành thanh kiếm sắc đang treo trên đầu Bắc Kinh, chế ước biểu hiện của Bắc Kinh trong 2 tháng tới.

Tờ Nhân Dân Nhật báo của ĐCSTQ cũng một lần nữa mà mất mặt. Ngày 18/8, Nhân Dân Nhật báo đăng bài viết “Đánh cắp sở hữu trí tuệ từ không thành có – Những lời lẽ không đúng hiện thực và hoang đường của một số người Mỹ nằm ở chỗ nào”. Vậy mà mới đây, ông Lưu Hạc và ông Trump gặp mặt trong cuộc họp báo, ông Trump nói rằng thỏa thuận bước đầu cũng bao hàm phần lớn vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, hai bên cũng đã đạt được rất nhiều nhận thức chung về vấn đề này. Điều này cho thấy, đoàn đàm phán của ông Lưu Hạc đã xác nhận vấn đề “đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ”, và cam kết không ít phương án giải quyết.

Tại cuộc họp báo, có phóng viên hỏi ông Trump, làm thế nào để đảm bảo bản thỏa thuận vẫn chưa được ghi ra giấy trắng mực đen không tiếp tục bị phá vỡ trong nhiều tuần tới. Ông Trump nói, tuyệt đại đa số nội dung, ông Tập Cận Bình đều biết, do đó ông Tập sẽ chú ý rất sát sao. Thực ra ông Trump đã nói rõ, bản thỏa thuận này là ông Tập đã đồng ý, thực ra ông Tập chính là đang đứng sau ông Lưu Hạc. Và điều này, đã được ông Lưu Hạc xác nhận.

Chỉ “yên ắng” tạm thời, đối tượng “đấu tranh” đang ở đâu?

Bản thỏa thuận giai đoạn đầu được Bắc Kinh dùng số tiền lớn mua thời gian, chỉ có thể đem đến cho ông Tập Cận Bình sự “yên ắng” tạm thời. Theo thời gian biểu mà ông Trump đưa ra, trong 5 tuần sẽ hoàn thành ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 này, sau đó sẽ lập tức đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2.

Dù sau cuộc họp báo, giới quan sát vẫn không lạc quan về tương lai chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Phần lớn cho rằng viễn cảnh chiến tranh thương mại vẫn chưa rõ ràng, đồng thời thuế quan vẫn còn đó, xu thế chuỗi sản xuất công nghiệp rời khỏi Trung Quốc sẽ không thay đổi, nền kinh tế đi xuống nhanh chóng cũng khó có thể vì thế mà xoay chuyển được.

Trước đó, hồi tháng Năm cũng là thỏa thuận thương mại dưới sự đàm phán của ông Lưu Hạc, theo lý thông thường. Ông Tập Cận Bình cũng là người biết rõ và đồng ý, nhưng khi đưa ra giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ lại bị phủ định vào phút chót. Ông Lưu Hạc suýt chút nữa bị chỉ trích là kẻ bán nước, và sau đó đã khiến cho ông Trump tăng thuế quan mạnh.

Vậy lần này, trong lúc Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 (đã trì hoãn 1 năm) sắp được khai mạc, bản thỏa thuận này và phương án ứng phó chiến tranh thương mại trong tương lai đang vây quanh ông Tập Cận Bình, nội bộ ĐCSTQ ắt sẽ tiếp tục dậy sóng. Sau cuộc gặp giữa ông Lưu Hạc và ông Trump tại Nhà Trắng một ngày, dư luận đều rất chú ý và có nhiều bình luận, nhưng hầu như tất cả truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục vẫn im lặng, chỉ có Tân Hoa Xã phát đi một bản tin rất ngắn và không có thông tin về nội dung cụ thể, cũng không có ý vui mừng. Điều này cũng cho thấy sự nhạy cảm và sự chia rẽ trong cao tầng của ĐCSTQ về đàm phán thương mại.

Sự phát triển của tình thế hiện nay cho thấy, dường như ông Tập Cận Bình đã từ bỏ “đấu tranh” với bên ngoài, còn trong nội bộ, trong cao tầng của ĐCSTQ, đó mới là chiến trường “đấu tranh” trong thời gian gần đây của ông Tập Cận Bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới