Wednesday, January 15, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaRăn đe Trung Quốc: Mỹ, Philippines và Nhật Bản tập trận sát...

Răn đe Trung Quốc: Mỹ, Philippines và Nhật Bản tập trận sát quần đảo Trường Sa

Trong khuân khổ cuộc tập trận Sam-Sam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản đã điều nhiều tàu chiến tập trận bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hóa thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương ở vùng biển sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines Arman Balilo (16/10) cho biết một tàu tuần duyên Mỹ và ít nhất năm tàu hải quân Mỹ khác cùng lực lượng quân sự của nước này và Nhật Bản đã tham gia tập trận chung ở khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, Mỹ cử tuần duyên hạm bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752), tuần duyên hạm bờ biển USS Montgomery, tàu đổ bộ USS Germantown, tàu đổ bộ tốc độ cao USNS Millinocket, tàu cứu hộ USNS Salvor, máy bay do thám P8-A Poseidon tới tỉnh đảo Palawan để tham gia đợt diễn tập Sama-Sama. Trong khi đó,

Cuộc tập trận được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng mới giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông. Đầu tháng 10, Philippines đã gửi công hàm phản đối sự hiện diện trái phép của tàu Trung Quốc ở bãi cạn Ayungin (Cỏ Mây). Trước đó, Thủy quân lục chiến Mỹ và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG, 14/10) đã phát động cuộc tập trận Kamandag kéo dài 5 ngày nhằm “thúc đẩy khả năng tương tác đa quốc gia”.

Được biết Sama-Sama là cuộc diễn tập thường niên được Mỹ và Philippines tổ chức nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển của hai nước. Chuyên san quân sự Stars and Stripes cho biết ba nước tham gia lần này sẽ thực hiện các diễn tập về bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hóa thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương. Cuộc diễn tập Sama-Sama năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản tham gia một sự kiện diễn tập hàng hải chung của Mỹ và Philippines. Giới chuyên gia nhận định, dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược. Bên cạnh lực lượng hải quân, Mỹ cũng đang tăng cường sử dụng lực lượng tuần duyên để mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc không ngừng bành trướng trong khu vực.

Trước đó, Mỹ và Philippines (1-12/4) đã tiến hành tập trận thường niên quy mô lớn “Vai kề vai” (Balikatan), trong đó có cuộc tập trận hải quân ngoài khơi bờ biển đảo Luzon đối diện với khu vực Biển Đông. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, khoảng 8.000 quân tham gia cuộc tập trận trên. Trong đó có 4.000 binh sĩ Philippines, 3.500 lính Mỹ cùng với 50 lính Australia và quan sát viên từ 7 quốc gia khác. Tương tự như năm ngoái, cuộc tập trận diễn ra chủ yếu ở khu vực phía Bắc của Philippines, tại nhiều khu vực thuộc các tỉnh Pampanga, Tarlac và Zambales. Giới chuyên gia nhận định, cuộc tập trận thường niên này nhằm chuẩn bị cho binh sĩ trước các cuộc khủng hoảng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, tập trung vào an ninh biển – một mối lo ngại đang tăng lên khi Trung Quốc đang cố gắng chiếm quyền thống trị trên các tuyến đường thủy chiến lược. Đây cũng là lần đầu tiên tàu USS Wasp và các máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia vào cuộc tập trận Balikatan. Phía Mỹ cho rằng con tàu này xuất hiện cùng với các chiến đấu cơ “thể hiện sự gia tăng về khả năng quân sự nhằm thực hiện cam kết về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Trong khi đó, Trung Quốc thể hiện thái độ khó chịu và đưa ra những tuyên bố khiêu khích. Truyền thông nhà nước Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo “người ngoài” không can thiệp tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và cho rằng các bài tập trận cho thấy nỗ lực gần đây của Manila khi lôi kéo người ngoài vào tranh chấp khu vực”. Tân Hoa xã từng có bài viết chỉ trích cuộc tập trận, cho rằng “những kẻ khởi xướng sẽ hứng đòn gậy ông đập lưng ông trước sự khiêu khích mang tính hăm dọa và không đúng lúc” như vậy. Theo Tân Hoa xã, “là một quốc gia lớn với những lợi ích sống còn ở châu Á, trước hết Mỹ cần làm rõ mục tiêu của chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược này cho tới nay không có gì khác ngoài sự vô nguyên tắc và mâu thuẫn giữa những hành động gây hoang mang dư luận và lời nói yêu chuộng hòa bình”.

RELATED ARTICLES

Tin mới