Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaÝ đồ của TQ sau các hoạt động tập trận chung song...

Ý đồ của TQ sau các hoạt động tập trận chung song phương, đa phương với các nước ở Biển Đông trong năm 2019

Giới quan sát nhận định việc Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc tập trận chung với các nước ở Biển Đông là một bước đi nguy hiểm, phục vụ những toán tính chiến lược của nước này đánh lạc hướng dư luận về các hoạt động quân sự hóa phi pháp của Bắc Kinh.

Tập trận chung với Nga

Tháng 5/2019, Bắc Kinh mời Lực lượng đặc nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia cuộc tập trận hải quân chung mang tên “Maritime Cooperation” (“Tương tác Hải quân năm 2019”), tại cảng Thanh Đảo của Trung Quốc. Lực lượng đặc nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia tập trận bao gồm tàu tuần dương tên lửa Varyag, các tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Vinogradov và Đô đốc Tributs, tàu hộ tống Sovershenny, tàu kéo trục vớt Igor Belousov và tàu chở dầu Irkut. Cuộc tập trận chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 1/5. Giai đoạn 2 kéo dài từ 3/5 đến ngày 4/5. Giới chức 2 bên cho biết, cuộc tập trận được tiến hành nhằm cải thiện sự tương tác giữa các lực lượng hải quân chung 2 nước, đồng thời nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc cùng đối phó với các mối đe dọa an ninh trên biển. Tổng cộng, Nga và Trung Quốc điều 15 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu hỗ trợ; 10 máy bay, trực thăng và các đơn vị hàng hải tham gia tập trận. Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc và Nga tập trận ở Biển Đông nhằm khẳng định quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, trong đó Nga đóng vai trò là nước ủng hộ lập trường và các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đồng thời cũng cho thất những qua lại lợi ích giữa hai bên khi lợi ích của Nga ở Biển Đông chưa phải ưu tiên trong chính sách đối ngoại và tính toán chiến lược của Matxcova. Việc tập trận chung với Nga cũng giúp Trung Quốc đối phó với sự gia tăng hiện diện của Mỹ và đồng minh, đối tác ở Biển Đông.

Duyệt hạm và tập trận chung với hơn 60 nước

Bắc Kinh đã mời hải quân hơn 60 nước tham gia cuộc duyệt hạm lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc và tập trận chung nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập quân chủng hải quân nước này từ ngày 22/4 đến ngày 25/4 tại thành phố cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. Lực lượng tham gia duyệt binh của Trung Quốc bao gồm 32 tàu chiến (hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng 31 tàu ngầm kiểu mới, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu tiếp tế, …) và 39 máy bay quân sự (máy bay trinh sát, máy bay tuần tra săn ngầm, oanh tạc cơ, tiêm kích tàng hình, trực thăng), kể cả một số loại lần đầu tiên chính thức trình làng.Ngoài lực lượng Trung Quốc, hơn 10 nước khác như Nga, Australia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Nhật, Philippines, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc cũng cử tổng cộng gần 20 tàu chiến tham gia cuộc duyệt binh.Giới quan sát cho biết, so với cuộc duyệt binh năm 2009 nhân kỉ niệm 60 năm thành lập Hải quân Trung Quốc thì lần này có thêm 2 nước cử đại diện tham gia là Nhật và Philippines. Song, một nước lần trước tham gia nhưng lần này từ chối, không cử tàu đến là Mỹ. Ngay sau lễ duyệt hạm, Trung Quốc đã mời các nước ASEAN và một số nước tham gia diễn tập trung trên biển.Cuộc diễn tập sẽ tạo cơ hội cho Hải quân Trung Quốc đánh bóng hình ảnh như là lực lượng quân sự hiện đại, thân thiện và yêu hòa bình. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc diễn tập.

Tập trận chung với ASEAN

Từ ngày 22/10 đến ngày 27/10/2018, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông ở thành phố Trạm Giang của Trung Quốc. Cuộc tập trận có sự tham gia của 8 tàu chiến, 3 trực thăng và hơn 1.200 quân nhân. Trong số này, Trung Quốc điều động 3 tàu chiến, Singapore cử một tàu hộ vệ, Brunei có 1 tàu tuần tra, Thái Lan điều 1 tàu hộ vệ. Philippines cử một tàu hậu cần, Việt Nam có một tàu tham gia là tàu hộ vệ. Các nước Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar cử quan sát viên tới theo dõi cuộc tập trận. Giới chức Trung Quốc ca ngợi “cuộc tập trận đầu tiên trên thực địa giữa ASEAN và Trung Quốc là bước tiến quan trọng hướng tới an ninh, hợp tác và xây dựng lòng tin trong khu vực”.

Tập trung với Malaysia và Philippines

Từ ngày 20/10 đến ngày 29/10/2018, Quân đội Trung Quốc đã điều ba tàu khu trục, ba vận tải cơ Il-76, hai trực thăng cùng 692 binh sĩ đến tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Thái Lan và Malaysia tại vùng biển ngoài khơi cảng Dickson và cảng Klang của Malaysia. Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo cuộc tập trận nhằm “thể hiện quyết tâm chung của ba nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tăng cường khả năng hợp tác và phản ứng trước các mối đe dọa, không nhằm tới một bên thứ ba nào”.Giới quan sát cho rằng cuộc tập trận ba bên này là một cách để Trung Quốc và các nước ASEAN chứng tỏ rằng họ có thể hợp tác trong các vấn đề an ninh quốc phòng ít nhạy cảm.Đối với Malaysia và Thái Lan, đây là cách chứng tỏ việc xây dựng lòng tin với Trung Quốc và là thông điệp khẳng định họ không đứng về bên nào trong mâu thuẫn giữa các cường quốc tại Biển Đông. Mục đích của họ là thể hiện quyết tâm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Còn Trung Quốc xem đây là cái cớ để phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông. Cuộc tập trận có thể giúp Bắc Kinh cải thiện quan hệ hợp tác quân sự với các nước ASEAN, qua đó thúc đẩy sáng kiến “Vành đai, con đường”.

Ý đồ thực sự của TQ?

Không khó để nhận ra rằng viecj Trung Quốc cho rằng các cuộc tập trận chung trên biển sẽ “tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực”, song phải khẳng định rằng tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay chủ yếu là do các hoạt động đơn phương, đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc đã liên tục gây phức tạp tình hình bằng hoạt động quân sự hóa, bồi đắp và mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn ở Biển Đông… Do vậy, để “tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực” thì chính Trung Quốc phải ngừng ngay các hành động nói trên, nếu không, mọi sáng kiến hay tuyên bố của Trung Quốc đưa ra chỉ là hình thức, nhằm đánh lừa dư luận.

Bên cạnh đó, các cuộc tập trận chung sẽ giúp Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự, gửi đi thông điệp cảnh báo đối với các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… không nên can dự vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích sự can dự của Mỹ và phương Tây vì cho rằng các nước này “không có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, nên để cho các quốc gia trong khu vực quản lý tranh chấp của mình một cách hữu nghị và hiệu quả”. Đây cũng là dịp để Trung Quốc chứng tỏ khả năng dẫn dắt các nước khu vực thực hiện theo các sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng. Trung Quốc sẽ sử dụng các cuộc tập trận chung để tuyên truyền theo dụng ý rằng tình hình Biển Đông đang ổn định, phát triển và hợp tác nhờ vào những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN. Trong đó, Trung Quốc và các nước hoàn toàn có thể xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp mà không cần sự can dự của các nước bên ngoài. Các cuộc tập trận chung cũng nhằm xoa dịu dư luận về hoạt động quân sự hóa ồ ạt của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông; song cũng nhằm phục vụ cho ý đồ này một cách thuận lợi hơn, tránh các phản ứng quyết liệt từ các nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới