Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnViệt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền trong bối cảnh mới

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền trong bối cảnh mới

Trong lịch sử cổ trung đại và cận hiện đại, Trung Quốc đã 14 lần xâm lược Việt Nam.

Đến Thế kỷ XX, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trung Quốc đã giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Song Trung Quốc chưa bao giờ thật lòng và bình đẳng trong quan hệ đối với Việt Nam. Sau khi Việt Nam kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, Trung Quốc mất con bài Việt Nam, coi Việt Nam là nước cản trở quan hệ Mỹ-Trung để giúp Trung Quốc trỗi dậy làm bá chủ Thế giới.

Năm 1979 Trung Quốc đem quân xâm lược Việt Nam với luận điệu dạy cho Việt Nam một bài học. Việt Nam vừa thoát khỏi chiến tranh lại rơi vào một cuộc chiến mới với Trung Quốc kéo dài hơn mười năm. Quan hệ của Việt Nam với Thế giới cũng gặp nhiều khó khăn khi Việt Nam giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Pol Pot. Ba nước lớn chỉ còn Liên Xô giúp đỡ Việt Nam hạn chế, Trung Quốc trở thành kẻ thù, Mỹ kiên quyết cấm vận.

Việt Nam đã tìm cách hoá giải dần các mối quan hệ với ba nước lớn và các nước khác trong bối cảnh Liên Xô tan vỡ. Việt Nam đã chấm dứt chiến tranh, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, giữ mối quan hệ truyền thống với Nga chủ yếu là duy trì các quan hệ về vũ khí truyền thống, cải thiện quan hệ với Mỹ và Mỹ đã xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam.

Việt Nam chủ trương làm bạn với các nước, không liên kết với bất cứ nước nào để chống lại nước thứ ba.

Trong khi đó Trung Quốc lại muốn Việt Nam ngả về Trung Quốc. Nhưng đồng thời lại tìm cách cản trở Việt Nam phát triển. Khi Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy về kinh tế, quân sự với phương châm “ẩn mình chờ thời”, “trỗi dậy hoà bình” đã đánh lừa được Mỹ và các nước.

Trong khi Mỹ và các nước sa lầy vào Iraq, dồn sức chống khủng bố Quốc tế, đưa quân tiêu diệt IS thì Trung Quốc không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào vì hoà bình Quốc tế. Trung Quốc tập trung giải quyết các vấn đề trong nước như vấn đề Tân Cương, Tây Tạng. Trung Quốc im lặng trỗi dậy về kinh tế, đầu tư phát triển vũ khí và quân đội.

Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai của Thế giới với một quân đội đủ mạnh để bành trướng trên biển Hoa Đông, bắt đầu vươn ra Ấn Độ Dương, đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi. Lúc này cả Thế giới mới ngã ngửa, Nhật mất vị trí kinh tế thứ hai, Mỹ vội vã xoay trục về khu vực Thái Bình Dương.

Khi Mỹ thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thì Trung Quốc đã đang phát triển chiến lược Vành đai – Con đường nhằm thâu tóm Thế giới.

Trong bối cảnh ấy Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng với Trung Quốc bằng biện pháp hoà bình dựa trên căn cứ của luật pháp Quốc tế là một giải pháp khôn ngoan. Việt Nam kiên quyết đặt dàn khoan dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế bất chấp sự gây rối của Trung Quốc. Việt Nam kiên quyết bảo vệ hoà bình, nhưng nếu chủ quyền bị xâm hại quá mức thì chắc chắn Việt Nam sẽ có đủ tinh thần và vũ khí để chống xâm lược.

RELATED ARTICLES

Tin mới