Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ là ‘nhà nước độc tài hàng đầu’ về giám sát và...

TQ là ‘nhà nước độc tài hàng đầu’ về giám sát và kiểm duyệt

Giám đốc công nghệ Hoa Kỳ (CTO) Michael Kratsios nhận định chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng “một nhà nước độc tài hàng đầu” trên thế giới về giám sát và kiểm duyệt, theo Epoch Times.

 

Hiện là phó trợ lý cho Tổng thống tại Văn phòng Nhà trắng về Chính sách Công nghệ và Khoa học, ông Kratsios cũng cảnh báo các nước không nên “chào đón” các công ty Trung Quốc cho các dự án hạ tầng then chốt như công nghệ mạng 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong bài phát biểu quốc tế quan trọng đầu tiên của mình tại Hội nghị mạng cấp cao Toàn cầu 2019 ở Lisbon, Bồ Đào Nha hôm 7/11/2019, ông Kratsios đã trình bày về những nỗ lực của chính quyền Trump, nhằm dẫn đầu trong các công nghệ mới nổi. Ông thúc giục nếu Mỹ không hành động ngay bây giờ, thì sự ảnh hưởng và kiểm soát về công nghệ của chính quyền Trung Quốc, sẽ không chỉ làm suy yếu các quyền tự do của công dân Trung Quốc, mà còn của mọi công dân trên thế giới.

Theo Epoch Times, phần lớn bài phát biểu của ông Kratsios được dành cho việc thúc giục Mỹ và châu Âu hợp tác trong việc nắm lấy đổi mới công nghệ, để bảo vệ hệ thống tự do chung, chống lại kẻ thù của mình, kẻ đang tìm cách làm suy yếu các giá trị chung Âu-Mỹ.

Tại Hội nghị, ông Kratsios đã chỉ ra tập đoàn khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc là một ví dụ về việc chính quyền Trung Quốc “mở rộng chủ nghĩa độc tài ra nước ngoài”.

 “Nếu chúng ta cho phép Bắc Kinh có được mức độ tiếp cận và ảnh hưởng sâu sắc như vậy trong hệ thống công nghệ của mình, chúng ta sẽ có rủi ro lặp lại những sai lầm tương tự mà các nhà lãnh đạo của đất nước chúng ta, đã gây ra gần 20 năm trước. Năm 2001, các nhà lãnh đạo của chúng ta đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hy vọng rằng khi chúng ta mở cửa nền kinh tế của mình với họ, đất nước Trung Quốc sẽ tự do hóa về chính trị và kinh tế. Nhưng thay vào đó, Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta. Họ buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao những công nghệ có giá trị, để được tiếp cận vào thị trường của họ, và bây giờ, họ yêu cầu quyền truy cập vào tất cả các dữ liệu, thông tin và bí mật có trên bất kỳ máy chủ nào ở Trung Quốc”, ông Kratsios nhấn mạnh.

Ông Kratsios lưu ý theo luật pháp Trung Quốc, Huawei và tất cả các công ty Trung Quốc khác, phải hợp tác với các cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc, bất kể việc công ty thực sự hoạt động ở đâu, trong nước hay ở nước ngoài.

Media player poster frame

 
Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
 
 Ông Kratsios cũng đề cập đến các báo cáo về việc các thiết bị Huawei được lắp đặt tại các trụ sở chính của Liên minh châu Phi, với hệ thống máy tính của Liên minh, sau đó bị tin tặc tấn công, và dữ liệu bị chuyển đến các máy chủ ở Thượng Hải. Điều này đã xảy ra “mỗi đêm trong 5 năm”, ông Kratsios nhấn mạnh.

TQ

Tập đoàn khổng lồ Huawei của Trung Quốc đối mặt với làn sóng tẩy chay của thế giới (ảnh: Getty).

Phát biểu với tờ Epoch Times gần đây, ông Charity Wright, cố vấn tình báo không gian mạng tại IntSights với 15 năm kinh nghiệm với Quân đội và Cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ, nhận định chính quyền Trung Quốc có đại diện ở hầu hết các công ty lớn ở Trung Quốc, có nghĩa là tất cả họ đều có cùng mục đích trong việc thực hiện các mục tiêu của nhà nước Trung Quốc.

Phản ứng trước phát biểu của ông Kratsios, công ty Huawei đã đưa ra một tuyên bố hôm 7/11, bác bỏ các khẳng định của ông Kratsios.

 Tự khẳng định là “một công ty tư nhân 100%, thuộc sở hữu hoàn toàn của các nhân viên công ty”, Huawei tuyên bố họ không kiểm soát hoặc truy cập dữ liệu trong trụ sở của Liên minh châu Phi, biện bạch rằng nó được quản lý và vận hành bởi các nhân viên công nghệ thông tin của Liên Minh.

Theo ông Kratsios, Mỹ đã bị “buộc phải thực hiện các biện pháp” để ngăn chặn sự xâm nhập của cơ sở hạ tầng công nghệ, đánh cắp nghiên cứu và đổi mới của Mỹ, và sử dụng công nghệ có được để vi phạm nhân quyền. Trung Quốc là thủ phạm hoạt động gián điệp kinh tế tích cực nhất ở Mỹ, theo báo cáo về Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng.

“Chúng ta có ý định đưa ra những lựa chọn đúng đắn vào lúc này, và có can đảm để thực hiện những lời nói của mình bằng hành động. Chính phủ Mỹ có lập trường vững chắc, và chúng ta không thể làm điều này nếu không có châu Âu và các đồng minh trên khắp thế giới”, ông Kratsios nhận xét.

Hồi tháng 5/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp, cho phép chính quyền Mỹ ngăn chặn việc mua thiết bị viễn thông do nước ngoài sản xuất, được coi là rủi ro an ninh quốc gia đối với Mỹ. Chính quyền Trump cũng đã vận động các quốc gia khác, chống lại việc sử dụng thiết bị 5G của Huawei.

Bài phát biểu của ông Kratsios được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Ajit Pai, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, đưa ra những nhận xét tương tự về mục đích và ngôn từ, tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận.

 Ông Pai coi ưu thế của Huawei trong 5G, là “một mối quan tâm lớn” đối với Mỹ, khi nó có thể mở ra cánh cửa cho các hoạt động giám sát, gián điệp và các mối nguy hiểm khác.
RELATED ARTICLES

Tin mới