Trung Quốc đang xây dựng một “cơ sở kinh tế” sát biên giới phía bắc của Việt Nam. Cơ sở này rộng chừng 50 ha, cách đường biên giới Việt Nam 10 km. Giới quan sát nghi ngờ đó là một cơ sở quân sự nhiều hơn là kinh tế. Bởi đây là nơi rừng núi, rất thuận lợi cho việc huy động binh sĩ ở đó để chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
Dựa vào hình ảnh vệ tinh Planet Labs ở tỉnh Quảng Tây ở 24° 24 vĩ độ Bắc, 106° 42’ kinh độ Đông,Nhà khoa học Úc, David Archibald, thuộc Viện Chính trị Thế giới (The Institute of World Politics) đã tiết lộ thông tin động trời này. Ông nói:“Cách “cơ sở kinh tế” trên đất Quảng Tâykhoảng 1,5km có một số tòa nhà mái màu xanh trông giống như chúng được thiết kế để chứa tên lửa đạn đạo tầm trung, những tên lửa này có thể được di chuyển ra bên ngoài và sử dụng để bắn về phía Việt Nam khi họ mở cuộc tấn công”.
Có phải Bắc Kinh muốn mở một cuộc xâm lược? Ông Archibald cho rằng: Rát có thể. Còn vì sao xâm lược thì chỉ có thể giải thích là nước này âm mưu dùng lãnh thổ đổi biển đảo. Đây là chiến lược “dàn xếp ôn hòa”, một chiến lược truyền thống của Trung Quốc, từng đạt kết quả nhất định.
Trước nhận định củaDavid Archibald, các chuyên gia quốc tế quan tâm tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Biển Đông có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có những ý kiến không thống nhất. Lí lẽ của những ý kiến trái chiều như sau:Đây chỉ là sự cải tiến cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới của Trung Quốc, nhằm tăng cường khả năng phong thủ. Việc này không nói lên điều gì cả khi chưa có những bằng chứng thực tế và cụ thể hơn.
Ý kiến khác thì cho rằng: Bất cứ một công trình xây dựng căn cứ quân sự mới nào cũng có khả năng là một phần của chiến lược răn đe chính trị-quân sự hơn là một kế hoạch xâm lược cụ thể. Bởi nếu tấn công trên bộ thì Việt Nam có nhiều lợi thế và kinh nghiệm để phòng thủ và bảo vệ trên đất nước của mình.Sự thất bại của Trung quốc trong chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 đã chứng minh điều đó. Hơn nữa nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào lúc này là không có “cớ” gì cả. Điều đó sẽ bất lợi cho Trung Quốc, họ sẽ mất uy tín trên trường quốc tế.
Tóm lại,về cơ bản Trung Quốc chỉ muốn đe dọa để đạt được mục đích mà không cần và không dám phát động chiến tranh.
Về phía Việt Nam, tạm coi là quốc gia đang bị đe dọa xâm lược từ phía bên kia biên giới như cách đây 30 năm từng bị tấn công bất ngờ, họ có thể chưa lo lắng gì lớn. Hà Nội đã xây dựng Chiến lược “Chống tiếp cận/Chống xâm nhập” khu vực (AA/AD). Trong chiến lược này có các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, chuẩn bị kỹ về lực lượng phòng thủ bao gồm vũ khí hiện đại và các lực lượng vũ trang sẵn sàng tham chiến. Hà Nội có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc; có thể vô hiệu hóa tất cả các cuộc tấn công, từ việc đe dọa cho đến khả năng xảy ra chiến tranh thật sự.
Khi đó không chỉ là những tuyên bố mang tính ngoại giao chung chung. Về kinh nghiệm, bản lĩnh, mưu lược chiến tranh ,Trung Quốc không thể chiếm ưu thế so với Việt Nam. Ở đây là bài toán thế thắng lực. Đông dân, đông quân, nhiều vũ khí chắc gì đã thắng một đối phương nhỏ hơn?
Chưa biết ai sẽ dạy ai bài học!