Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCảnh báo Pakistan đầu tư TQ: Mỹ không khác?

Cảnh báo Pakistan đầu tư TQ: Mỹ không khác?

Mỹ đề nghị Pakistan đổi nhà đầu tư Trung Quốc, nhắc lại về ngoại giao bẫy nợ.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alice Wells phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á mới đây đã lên án kiểu đầu tư của Trung Quốc vào Pakistan.

Theo đó, ông đã kịch liệt lên án dự án tỷ USD Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) sẽ khiến cho kinh tế Pakistan thiệt hại dài hạn và chỉ có người dân nước này chịu thiệt.

Nhà ngoại giao cảnh báo nguồn đầu tư khủng của Trung Quốc không đem lại lợi ích gì cho Pakistan ngoại trừ tham nhũng và những khoản nợ.

CPEC là một kế hoạch tham vọng biến Pakistan trở thành một điểm chiến lược trên tuyến đường thương mại then chốt kết nối Trung Quốc trực tiếp ra Biển Arab. Dự án hợp tác này nằm trong chuỗi các dự án hạ tầng nằm trong Sáng kiến “Vành đai- Con đường” đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Bà Alice Wells cho rằng, Bắc Kinh đang gây nguy hại đối với nền kinh tế Pakistan khi đầu tư các dự án đội vốn và buộc các quốc gia đó phải trả các khoản vay trong vòng 4-6 năm tới.

Nhà ngoại giao Mỹ giải thích chính sự thiếu “minh bạch” sẽ đội chi phí của dự án lên cao và dẫn tới tình cảnh gánh nặng về nợ chồng chất hơn.

Gợi ý cách giải quyết giúp Pakistan thoát khỏi tương lại u ám, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng quốc gia Nam Á nên hợp tác với Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ đề xuất những dự án tài trợ phát triển thay vì những khoản nợ, và khuyến khích các công ty tư nhân tự kinh doanh tại Pakistan.

“Nhắc nhở các bạn một chút, không giống Trung Quốc, Mỹ không bắt buộc hướng đi của các doanh nghiệp. Họ sẽ đi trên con đường nào có cơ hội lớn nhất đem về lợi ích chung” – bà Alice nhấn mạnh.

Bà Alice Wells không phải người đầu tiên ở Mỹ lên án các khoản đầu tư từ Trung Quốc vốn là các dự án hạ tầng đội vốn và đẩy các quốc gia nhận dự án vào bẫy nợ để rồi ép họ thực hiện các yêu cầu của mình về chủ quyền.

Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mỹ đã kịch liệt lên án kiểu đầu tư của Trung Quốc trên khắp thế giới. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng đã gọi các chính sách đầu tư của Trung Quốc  là “ngoại giao bẫy nợ” và “đầu tư cướp bóc”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói, các công ty quốc doanh Trung Quốc đang thể hiện sự thiếu minh bạch, không vận hành bằng thị trường và không nhằm mục đích mang tới lợi ích cho người bản địa, đơn cử là người dân tại Panama. Thay vào đó, các công ty này chỉ muốn gặt hái lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.

“Khi Trung Quốc ngỏ lời, không phải lúc nào họ cũng quan tâm đến lợi ích của nhân dân đất nước các bạn. Khi họ xuất hiện với những đề nghị hấp dẫn đến khó tin, thường thì đúng là các bạn không nên tin” – cổng thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lại phát biểu của ông Pompeo.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã tiếp tục công kích Trung Quốc khi có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea hồi tháng 11/2018. Khi đó, ông Pence đã nói đầu tư Trung Quốc có thể gây hại cho chủ quyền quốc gia.

Cảnh báo Pakistan dàu tu Trung Quóc: Mỹ khong khác?
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence

“Chúng tôi sẽ không nhấn chìm các đối tác của chúng tôi trong biển nợ. Chúng tôi không ép buộc, hối lộ hay gây tổn hại cho sự độc lập của các bạn. Mỹ thỏa thuận một cách công khai và công bằng, chúng tôi không đề xuất một vành đai siết chặt hay một con đường một chiều” – Phó Tổng thống Mỹ nói thêm.

Cách thức Bắc Kinh “ngoại giao bẫy nợ” là sử dụng các công ty thuộc sở hữu quốc doanh để tiến hành thực hiện dự án. Đây là sự thiếu minh bạch, không vận hành bằng thị trường và không nhằm mục đích mang tới lợi ích cho người bản địa. Thay vào đó, các công ty này chỉ muốn gặt hái lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.

Đầu tư kiểu Mỹ sẽ khác Trung Quốc?

Phản ứng lại các tuyên bố này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, không một quốc gia đang phát triển nào phải dính nợ vì hợp tác với Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc cũng không quên dịp để lên án kiểu đầu tư của Mỹ. Tờ Hoàn cầu Thời báo gọi bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo là “thiếu tôn trọng”, đồng thời cáo buộc Mỹ “cố gắng gây chia rẽ” Trung Quốc và Mỹ Latinh.

“Nhiều nước tại khu vực đã thất vọng về Mỹ và muốn chấm dứt tình trạng phụ thuộc vào họ. Các quốc gia khu vực Mỹ Latin hiểu rõ bản thân cần cân nhắc lợi ích như thế nào” – bài viết phản pháo, ám chỉ tới các nước ủng hộ đầu tư của Trung Quốc như Chile, Argentina và Brazil.

Thực tế, Mỹ cũng nhiều lần bị vạch mặt chiêu thức gieo chiến tranh để hút tài nguyên từ các quốc gia đó.

Còn nhớ trong một tuyên bố sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump dã nói về uộc chiến ở Iraq ám chỉ rằng, nếu muốn không chịu đựng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thì phải để nước Mỹ giữ dầu. Tổng thống Trump cho rằng, Mỹ có thể đã tránh được việc phải tốn hàng ngàn tỉ USD vào cuộc chiến chống IS nếu Mỹ quản lý dầu khi đưa quân vào Iraq năm 2003.

Nhiều người Mỹ coi Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ- Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này.

Chưa hết cuộc chiến Iraq, Mỹ mượn cớ chống khủng bố IS để tiến quân vào Syria – một quốc gia Trung Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. Tới nay, Washington đã thể hiện rất rõ ý đồ này, tăng cường quân đội ở Trung Đông nhằm bảo vệ các giếng dầu.

RELATED ARTICLES

Tin mới