Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ cần phải “dừng phô cơ bắp” trên Biển Đông: Tuyên bố...

Mỹ cần phải “dừng phô cơ bắp” trên Biển Đông: Tuyên bố vô liêm sỉ của TQ

Một lần nữa, Trung Quốc lại đưa ra tuyên bố “ngược đời” khi cố tình chỉ trích và yêu cầu Mỹ “dừng phô cơ bắp” trên Biển Đông. Đây tiếp tục là một trong những ví dụ điển hình về hành vi “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (18/11) tại Thái Lan, hai bên đã tiến hành trao đổi hàng loạt vấn đề nóng bao gồm các cuộc biểu tình ở Hồng Công và tình hình Biển Đông. Cuộc gặp giữa ông Ngụy và ông Esper kéo dài hơn nửa tiếng bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng. Theo ông Ngô Khiêm, trong cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Trung, ông Ngụy tái khẳng định quyết tâm của nước này trong việc đảm bảo “chủ quyền” lãnh thổ và quyền, lợi ích hàng hải của họ; đồng thời nhắc lại quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình và sự ổn định cho Biển Đông; đồng thời yêu cầu Washington cần phải “dừng phô cơ bắp” trên Biển Đông. Ngoài ra, ông Ngô Khiêm cho hay, ông Ngụy Phượng Hòa đã nói với người đồng cấp Mỹ về việc Trung Quốc quyết duy trì “hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông đồng thời yêu cầu Mỹ dừng thị uy trên Biển Đông cũng như không làm khuấy động và leo thang căng thẳng trên Biển Đông”.

Ngoài ra, về vấn đề Đài Loan, ông Ngụy Phượng Hòa cho rằng, Trung Quốc luôn cam kết giải quyết vấn đề Đài Loan bằng biện pháp hòa bình, nhưng Trung Quốc sẽ không dung thứ cho mọi hành động thực hiện hóa “độc lập Đài Loan” của những người chủ trương ly khai; đồng thời đề nghị phía Mỹ xử lý vấn đề liên quan tới Đài Loan theo cách hợp lý và khôn ngoan và không kéo theo các yếu tố gây bất ổn tới eo biển Đài Loan.

Tuyên bố từ phía Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được xem là “ngược đời” bởi lâu nay, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Đáng chú ý, trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Trung Quốc xác nhận tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này dù chưa được biên chế vào lực lượng hải quân song đang thực hiện hành trình di chuyển tới Biển Đông. Theo đó, hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay thứ hai nhưng là tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này đã di chuyển qua eo biển Đài Loan vào ngày 17/11 và tiến tới khu vực đã định nằm trên Biển Đông để tiến hành thử nghiệm và huấn luyện.

Trước đó, sau khi Mỹ (13/9) điều khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer áp sát khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này, Bắc Kinh đã ngang ngược đưa ra các tuyên bố phản đối, chỉ trích hành động của Washington. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Trung Quốc lấy đâu ra tư cách để phản đối hành động của Mỹ. Theo Người phát ngôn Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc Lý Hoa Dân, việc tàu khu trục USS Wayne E. Meyer hiện diện ở gần quần đảo Hoàng Sa là “chưa được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc”; cho rằng Mỹ đã và đang áp đặt “bá quyền hàng hải” trên biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) trong thời gian dài bằng việc bỏ qua luật lệ quốc tế. Hành động của Mỹ “xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tài phán của Trung Quốc; cũng như cho thấy sự thiếu thiện chí của Mỹ trong duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới”. Ông Lý còn cho biết Hải quân và Không quân Trung Quốc đã theo dõi, định danh, giám sát, cảnh báo và sau đó trục xuất tàu chiến Mỹ; nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng như là hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, Mỹ luôn phản đối các tuyên bố chủ quyền, hành động gây hấn và phát triển quân sự của Trung Quốc. Thái độ của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông tương đối nhất quán: Trung lập trong tranh chấp về chủ quyền và ủng hộ tự do lưu thông hàng hải; phản đối các hành động bá chiếm, tự phân định ranh giới các vùng biển; kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, phản đối việc đe doạn sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào, phản đối bất kỳ sự can thiệp trái phép nào vào các hoạt động kinh tế; kêu gọi Trung Quốc và các nước ASEAN tuân theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử Biển Đông (DOC) và tự kiềm chế. Tuy nhiên, trước những thái độ tự do lưu thông hàng hải của các nước trên thế giới. Mỹ đã có những phản ứng cứng rắn hơn và có những biện pháp kiềm chế Trung Quốc (tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đông, tiến hành tập trậ với các nước trong khu vực…). Giai đoạn hiện nay Mỹ thường: (1) Ủng hộ thiết lập cơ chế an ninh vùng để ngăn chặn hành động dùng vũ lực; (2) Tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự và tham gia gây ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra trong vùng; (3) Giữ vai trò người cân bằng lực lượng bên ngoài bằng cách hỗ trợ những nước khác yếu hơn trong khu vực làm đối trọng với sự gia tăng quyền lực của đối thủ tiềm năng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trái ngược với Trung Quốc, hoạt động của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng đa phần đều được các nước trong khu vực hoan nghênh và ủng hộ. Trong khi đó, hoạt động của Bắc Kinh đều bị lên án, chỉ trích, thậm chí còn bị các nước trong khu vực kiện ra tòa trọng tài quốc tế. Vậy thử hỏi, Trung Quốc lấy đâu ra tư cách để chỉ trích, yêu cầu nước khác phải “dừng phô cơ bắp” trên Biển Đông. Trung Quốc cần xoi lại bản thân mình trước khi chỉ trích, lên án nước khác, tránh làm trò hề cho cộng đồng quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới