Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ né dùng công cụ thương mại để trả đũa...

Vì sao TQ né dùng công cụ thương mại để trả đũa Mỹ?

Sau khi Trung Quốc tiến hành các động thái đầu tiền nhằm trả đũa Mỹ vì đạo luật Hong Kong, nhiều nhà quan sát đã nhận ra rằng Bắc Kinh không sử dụng bất cứ biện pháp thương mại nào để “cảnh cáo” Washington.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 2-12 tuyên bố Bắc Kinh sẽ hoãn xem xét các yêu cầu cập cảng Hong Kong của các tàu quân sự Mỹ, động thái trả đũa của Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký đạo luật Nhân quyền và dân chủ Hong Kong.

Ngoài ra, bà này cũng cho biết Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các tổ chức phi chính phủ (NGO) có trụ sở tại Mỹ như Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW), Viện Dân chủ quốc gia về các vấn đề quốc tế, Viện Cộng hòa quốc tế… vì đã ủng hộ các hoạt động bạo lực ở Hong Kong.

Tuy nhiên, vị phát ngôn viên này không cung cấp chi tiết cụ thể của quyết định trừng phạt đối với các tổ chức này, vốn đã bị cấm hoạt động tại Trung Quốc đại lục. Trước đó, Bắc Kinh cũng từng từ chối các chuyến thăm của hai tàu quân sự Mỹ hồi tháng 8.

Những tiền lệ trên khiến giới quan sát cho rằng biện pháp trả đũa của Trung Quốc này còn khá dè chừng, theo Bloomberg.

Vì sao Trung Quốc né dùng công cụ thương mại để trả đũa Mỹ? - Ảnh 2.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh – Ảnh: CHINA DAILY

“Đây có vẻ như là một lời đe dọa rỗng tuếch vì những tổ chức này vốn không hoạt động trong Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có những đe dọa cụ thể hơn đối với nhân viên và đại diện của các tổ chức trên khi hoạt động tại Hong Kong, thì đây có thể là bước lùi lớn đối với tự do ngôn luận”, ông Patrick Poon, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết.

 Dù vậy, trưởng khoa quan hệ quốc tế Đại học Nam Kinh là Zhu Feng cho rằng những biện pháp này là “vô cùng mạnh tay và chưa có tiền lệ”, đặc biệt là quyết định hoãn xem xét yêu cầu cập cảng.

“Đây là lần đầu tiên trong 4 thập kỉ Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đình chỉ việc xem xét những yêu cầu này”, ông Zhu cho biết.

Hong Kong đã trở thành nguy cơ lớn nhất khiến đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ vì phong trào biểu tình suốt 6 tháng qua. Người biểu tình và cảnh sát Hong Kong đã liên tục đụng độ trong quãng thời gian này.

Theo Bloomberg, tuy ký đạo luật ủng hộ người biểu tình, ông Trump vẫn đưa ra tín hiệu không muốn quan hệ với Trung Quốc bị chệch hướng. 

Tổng thống Mỹ cũng thể hiện lo ngại đối với những điều khoản chưa cụ thể của đạo luật mới. Ông Trump cũng cho rằng đạo luật này có thể vi phạm quyền thực hiện chính sách đối ngoại của ông được quy định trong Hiến pháp.

RELATED ARTICLES

Tin mới