Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTiến sĩ Trịnh Hiểu Nông nhận định luật pháp quốc tế chẳng...

Tiến sĩ Trịnh Hiểu Nông nhận định luật pháp quốc tế chẳng ràng buộc được nhà nước TQ

Là một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc, nguyên trợ lý cho cựu Thủ tướng Triệu Tử Dương, tiến sĩ Trịnh Hiểu Nông nhận định rằng luật pháp quốc tế chỉ là những ràng buộc yếu đối với nhà nước Trung Quốc.

 

Phát biểu với tờ Epoch Times gần đây, tiến sĩ Trịnh Hiếu Nông (Cheng Xiaonong), người từng là Tổng biên tập Tạp chí “Modern China Studies” (Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại), cho rằng chính quyền Trung Quốc đã gây bất ngờ cho cộng đồng quốc tế khi “xử lý hấp tấp và không có nguyên tắc” trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung trong 2 năm qua.

Theo ông Trịnh, việc Bắc Kinh coi thường và cố tình vi phạm luật pháp và tập quán quốc tế không chỉ gây ra xung đột kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, mà còn gây nên phần lớn sự cảnh giác toàn cầu chống lại Trung Quốc.

Trong cấu trúc thế giới hiện nay, Bắc Kinh thường thiếu tôn trọng các quy tắc và quy định quốc tế. Các quy định dựa trên khuôn khổ thể chế dân chủ và pháp quyền, có vẻ khó kiềm chế các hành động của chính quyền Trung Quốc một cách có hiệu quả.

Kết luận rút ra từ đàm phán thương mại

Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 vào ngày 12/12, nhưng có nhiều sự hoài nghi quốc tế về tính hiệu lực của nó. Điều này là do hành vi của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán trong 2 năm qua, đã khiến nhiều người trong cộng đồng quốc tế quan ngại về uy tín của Bắc Kinh.

 Đề cập đến một câu châm ngôn của Trung Quốc rằng việc hủy hoại sự liêm chính là dễ dàng hơn xây dựng nó, ông Trịnh cho hay bản chất thất thường và không đáng tin của chính quyền Trung Quốc trong các cuộc đàm phán Mỹ – Trung, đã gây ấn tượng xấu với tất cả các nước.

Media player poster frame
 
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
 
 

Theo ông Trịnh, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung trong 2 năm qua có thể được chia thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên kéo dài đến giữa tháng 5/2019, trong đó 2 bên đã tiến hành các cuộc đàm phán suôn sẻ. Do nhà nước Trung Quốc vi phạm nhiều lần các quy định của WTO và các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và xâm phạm lợi ích của Mỹ, Washington bắt đầu đàm phán về các vấn đề liên quan. Hai bên về cơ bản đạt được thỏa thuận về tất cả các vấn đề đó. Mỹ khi đó tiết lộ rằng 2  bên thậm chí đã hoàn thành cả các dấu chấm câu trên văn bản thỏa thuận, và chỉ còn có việc ký kết.

Giai đoạn thứ hai là từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8/2019, chuyển sang trạng thái “lật đổ bàn đàm phán”. Các cuộc đàm phán thương mại đã bị đình trệ vì sự từ chối bất ngờ của Trung Quốc, xóa bỏ những thỏa thuận đã đạt được.

Trong giai đoạn thứ ba, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/2019, phía Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, gây áp lực lên Mỹ trong một toan tính làm làm tổn hại sự yêu mến của công chúng Mỹ đối với Tổng thống Trump, bằng cách tấn công ngành nông nghiệp Mỹ.

 Trong giai đoạn thứ tư, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2019, Trung Quốc bất ngờ quay lại đàm phán, và quyết định tăng gấp đôi lượng nông sản nhập khẩu từ Mỹ so với năm 2017, để phá vỡ bế tắc của các cuộc đàm phán. Hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về một số vấn đề kinh tế và thương mại.

Ông Trịnh cho rằng trong khi phía Trung Quốc thể hiện hành vi thất thường, thì thái độ tìm kiếm đàm phán của phía Mỹ về cơ bản vẫn không thay đổi, ngoại trừ việc áp thuế sau khi Trung Quốc không hợp tác khi bắt đầu đàm phán. Nói cách khác, sự thay đổi hẳn thái độ Trung Quốc không phải là một phản ứng đối với vị thế đàm phán kiên định của Mỹ, mà là sự thay đổi thái độ dựa trên lợi ích của chính Trung Quốc.

Theo ông Trịnh, việc Bắc Kinh thay đổi từ thế tấn công sang thương lượng với Mỹ, có thể dựa trên 2 tính toán sau đây:

  • Thứ nhất, khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, việc tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ đã trở thành một vấn đề cần thiết, đòi hỏi phải có sự giảm bớt căng thẳng ngay lập tức.
  • Thứ hai, với đánh giá rằng Tổng thống Donald Trump có khả năng giành được nhiệm kỳ thứ hai, Bắc Kinh cho rằng sẽ là không khôn ngoan khi tiếp tục chống lại ông Trump. Do đó, Bắc Kinh cần phải “làm nóng lửa” (tăng gấp đôi số lượng nhập nông sản Mỹ) trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.

“Trên thực tế, cách tiếp cận đàm phán của Trung Quốc phù hợp với thái độ của Bắc Kinh đối với luật pháp và quy định quốc tế. Đó là, Bắc Kinh luôn bắt đầu từ lợi ích của chính họ, và không hề quan tâm đến việc vi phạm nguyên tắc thiện chí trong các cuộc đàm phán, hoặc cam kết của họ đối với các luật pháp và quy định quốc tế đã ký kết. Bắc Kinh cũng không quan tâm đến việc không giữ lời hứa của mình”, ông Trịnh nhận định.

Tại sao thái độ của ĐCSTQ đối với WTO được coi là ‘Hành vi sai trái’?

Đã gần 20 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều vấn đề trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung hiện nay thực sự xuất phát từ việc Bắc Kinh vi phạm cam kết ban đầu của họ  nhằm cải cách hệ thống kinh tế của Trung Quốc.

 Ông Kevin Hassett, một trong những cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, nói với hãng tin BBC rằng Trung Quốc đã “cư xử sai trái” với tư cách là thành viên của WTO. Ông Hassett cho rằng WTO đã đóng một vai trò lịch sử rất quan trọng trong việc giúp hiện đại hóa toàn cầu, nhưng đã khiến Mỹ thất vọng về nhiều mặt.

Theo ông Hassett, Mỹ thường thắng các vụ kiện được đưa ra WTO, nhưng phải mất 5 đến 6 năm sau khi thiệt hại đã xảy ra. Hơn nữa, vì các hình phạt rất không đáng kể, nên một số quốc gia không ngại hình phạt, và tiếp tục phá vỡ các quy tắc.

Ông Hassett phát biểu: “Chúng tôi không bao giờ thực sự hình dung rằng một quốc gia, gia nhập WTO và sau đó hành xử theo cách mà Trung Quốc đã làm. Đây là một điều mới đối với WTO khi có một thành viên hoạt động sai trái rất nhiều như vậy”.

“Tại sao nhà nước Trung Quốc từ chối tôn trọng cam kết cải cách kinh tế của mình, trong khi đó là điều kiện tiên quyết khi gia nhập WTO? Thực tế là họ chỉ hy vọng tận dụng lợi thế của WTO, nhưng không sẵn sàng đánh mất ‘những lợi thế’ của hệ thống tập trung của mình, bằng việc cải cách hệ thống kinh tế”, ông Hassett đặt câu hỏi.

Từ quan điểm này, cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thực sự đã lừa dối WTO và cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, để giải quyết những lo ngại trong nước về cam kết cải cách hệ thống kinh tế, ông Chu từng nói trong một cuộc họp nội bộ rằng Trung Quốc có thể phớt lờ các điều kiện gia nhập WTO nếu như phải tuân thủ nó trong tương lai.

Theo ông Trịnh, 2 thập niên sau đó cho thấy chính phủ Trung Quốc thực sự đã hành động theo cách này, và bất chấp các quy tắc quốc tế. Các quy tắc của WTO ban đầu là một “thỏa thuận hào hoa” bởi các nước dân chủ, và hầu hết các nước về cơ bản đều tuân thủ chúng. Khi lần đầu tiên đưa ra các quy tắc của mình, WTO đã không áp dụng các hình phạt khắc nghiệt. Nhưng nhà nước Trung Quốc đã tận dụng “những ràng buộc yếu đuối” của WTO.

Khi chính phủ Trung Quốc cảm thấy mình đã trở nên hùng mạnh hơn, thay vì giữ lời hứa thay đổi hệ thống kinh tế, Bắc Kinh có ý định “tham gia vào việc lãnh đạo cải cách hệ thống quản trị toàn cầu”.

“Điều này thực sự có nghĩa là nhà nước Trung Quốc sẽ bảo vệ cơ hội khai thác các quy tắc của WTO theo nhu cầu của chính mình, và sửa đổi các quy tắc quốc tế thành lợi thế đơn phương của Trung Quốc. Cái gọi là “sự tham gia tích cực vào việc lãnh đạo” là không khác gì với sự biểu hiện rõ ràng của những ý định xấu xa”, ông Trịnh nhận xét.

Khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ

Hơn 30 năm trước, Trung Quốc đã tham gia một loạt các công ước quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ như: (i) Công ước Berne về Bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật (tháng 9/1886), (ii) Thỏa thuận Madrid liên quan đến đăng ký quốc tế về nhãn hiệu (Tháng 4/1891), (iii) Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (tháng 6/1970), (iv) Công ước Bản quyền Toàn cầu (tháng 7/1971), (v) Công ước Bảo vệ Nhà sản xuất Bản ghi âm Chống sao chép Bản ghi âm trái phép của họ (Tháng 10/1971), (vi) Hiệp ước Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại (tháng 6/1973) ), (vii) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (tháng 3/1883) và (viii) Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với các mạch tích hợp (tháng 5/1989).

Ông Trịnh cho rằng nếu nhà nước Trung Quốc đã tuân thủ các quy định quốc tế có liên quan, thì sẽ không có cáo buộc quốc tế nào về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày hôm nay.

“Trên thực tế, cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc đối với các công ước sở hữu trí tuệ quốc tế cũng giống như, hoặc tệ hơn, cách tiếp cận của họ đối với WTO. Về cơ bản, Bắc Kinh chà đạp và phớt lờ các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ”, ông Trịnh nhận xét.

Báo cáo của Ủy ban trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ cho biết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như hàng giả, vi phạm bản quyền và đánh cắp bí mật thương mại của Trung Quốc, đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Trong số đó, chỉ riêng hành vi trộm cắp bí mật thương mại đã tiêu tốn của Mỹ 180-540 tỷ USD.

Việc bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài liên quan đến cả hành vi ép buộc và và trộm cắp.

Theo ông Trịnh, “ép buộc” đề cập đến việc thực hiện chính sách “thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc. Trước khi gia nhập WTO, chính sách “thị trường đổi lấy công nghệ”  là một chính sách rõ ràng của chính quyền trung ương Trung Quốc, trong đó yêu cầu các công ty nước ngoài phải giao một phần công nghệ của họ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Vào ngày 22/3/1984, khi phê duyệt và chuyển giao một báo cáo của Ủy ban Kinh tế Nhà nước, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nhận định: “Kết hợp thương mại hàng hóa nước ngoài với việc giới thiệu công nghệ, trao đổi một phần thị trường của chúng ta cho công nghệ tiên tiến nước ngoài. Đây là một chính sách quan trọng để thúc đẩy tiến bộ công nghệ của nước ta”.

Vào tháng 4/1998, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Hội đồng Nhà nước đưa ra một số gợi ý về việc tiếp tục mở cửa ra thế giới bên ngoài, và cải thiện việc sử dụng vốn nước ngoài, trong đó có 2 tài liệu tham khảo cụ thể về “thị trường đối lấy công nghệ”.

Kể từ khi WTO cấm hoàn toàn việc ép buộc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, thì hành vi “thị trường đổi lấy công nghệ” đã được triển khai một cách tinh vi hơn. Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc tiếp tục ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Trong năm 2015, đã có 98 cuộc điều tra vào Trung Quốc trên phạm vi quốc tế, trong đó có các ngành công nghiệp nhẹ và cơ điện, với nội dung công nghệ cao và quyền sở hữu trí tuệ chuyên sâu, chiếm tới 80%.

Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) đã công bố báo cáo thường niên dài 394 trang, trong đó tiết lộ rằng 20% tất cả các công ty châu Âu tại Trung Quốc, đã buộc phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác trong nước. 

Trong 2 năm qua, truyền thông Hàn Quốc cũng tiết lộ việc chính quyền thành phố Quảng Châu yêu cầu công ty LG Display chuyển giao công nghệ sản xuất màn hình OLED kích thước lớn, để đổi lấy sự chấp thuận cho phép thành lập nhà máy tại Quảng Châu.

Media player poster frame

 
Trung Quốc chìm trong bế tắc dưới thời Donald Trump
 
 Liên quan đến việc ăn cắp công nghệ, Trung Quốc chủ yếu nhắm vào công nghệ mới hoặc các sản phẩm công nghệ quân sự, bị cấm xuất khẩu bởi nước ngoài.

Hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại các công ty thường có 3 loại. Đó là mua chuộc nhân viên kỹ thuật để đánh cắp công nghệ; buôn lậu các sản phẩm công nghệ cao bị các nước phương Tây cấm xuất khẩu vào Trung Quốc, hoặc cử bộ phận tình báo quân đội đánh cắp thông tin tình báo kỹ thuật của chính phủ Mỹ và cơ sở dữ liệu của các công ty Mỹ.

Ông Trịnh cho rằng Bắc Kinh tìm cách có được công nghệ tiên tiến của phương Tây bằng các biện pháp bất hợp pháp, không chỉ dành cho sử dụng trong nước. Họ còn có một mục đích lớn hơn. Bắc Kinh tìm cách biến tài sản trí tuệ mà họ đánh cắp, thành lợi ích kinh tế của riêng họ.

Tổng thống Trump ký biên bản ghi nhớ về việc điều tra Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ, ngày 14/8/2017. (Ảnh: EFE/Chris Kleponis/Poo)

Nói cách khác, sau khi có được quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài, Trung Quốc quay lại, và tung ra các sản phẩm nhái, để bán lại cho thị trường quốc tế, thường với giá rẻ hơn. Điều này đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc và là cách để nhiều doanh nghiệp Trung Quốc kiếm tiền. Nó cũng tạo ra thiệt hại kinh tế lớn cho các công ty phương Tây.

“Mặc dù đây là sự vi phạm trực tiếp các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng nhà nước Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận điều này bởi vì các công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, là các ‘thỏa thuận hào hoa’ và là một ràng buộc nhẹ nhàng giống như các qui tắc WTO”, ông Trịnh lưu ý. 

Ngày 25/9/2019, ấn phẩm tuyên truyền đối ngoại chính thức của nhà nước Trung Quốc, Duowei News (www.dwnews.com) đã xuất bản bài xã luận, trong đó có đoạn: “Bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào cũng có thể bị vi phạm ….. điều này là bởi vì các hợp đồng trong một quốc gia có thể được công chứng và giám sát bởi chính phủ của quốc gia đó, trong khi các thỏa thuận quốc tế không có ai để công chứng và giám sát. Liên Hợp Quốc, Tòa án Công lý Quốc tế và các tổ chức khác, vốn không có lực lượng hành pháp, chỉ có thể là công cụ của các thế lực trong thế giới này”.

Ông Trịnh cho rằng đó không chỉ là một lý sự vị kỷ, mà còn bọc lộ ý định thực sự của Bắc Kinh. Vì nhà nước Trung Quốc biết rằng không có cơ quan quốc tế nào có quyền thực thi thực sự, để giám sát và xử phạt hiệu quả các hành vi của các quốc gia vi phạm luật pháp và quy định quốc tế, việc phải làm là khai thác lỗ hổng trong hệ thống này. 

“Hơn nữa, Trung Quốc thậm chí còn hy vọng một ngày nào đó trở thành một ‘cường quốc quốc tế’, khi họ có thể thao túng Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế khác một cách công khai và hiệu quả”, ông Trịnh nhận xét.

Tại sao chỉ có Mỹ chống lại Trung Quốc?

Theo ông Trịnh, trong thế giới ngày nay, hầu hết các nước phát triển đã áp dụng lập trường mềm mỏng đối với Bắc Kinh. Họ có những bất mãn nhưng không dám làm mất lòng Trung Quốc, sợ mất cơ hội kinh doanh. Nếu điều này đúng với tất cả các nước phát triển, Bắc Kinh có thể làm hầu hết mọi thứ họ muốn.

Nhưng kể từ năm ngoái, Mỹ đã chống lại những tham vọng của chính quyền Trung Quốc nhằm gặt hái những lợi ích kinh tế và công nghệ khổng lồ bằng cách vi phạm các cam kết WTO, và vi phạm trắng trợn công ước sở hữu trí tuệ thế giới.

Tất nhiên, Mỹ đóng vai trò này vì họ là nạn nhân lớn nhất từ các hành động của nhà nước Trung Quốc. Mỹ đã có thể đóng vai trò này không phải bằng sức mạnh quân sự, mà là sức mạnh thị trường, điều đó có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ trong những năm qua, vì vậy các biện pháp đối phó từ Mỹ sẽ đè nặng lên chính quyền Trung Quốc.

Theo tờ Nikkei, Mỹ đã hình thành một cấu trúc công nghiệp tạo ra doanh thu từ các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ.

Từ góc độ cấu trúc tài sản do các doanh nghiệp Mỹ nắm giữ, các tài sản vô hình như bằng sáng chế đại diện cho bí quyết công nghệ, và thương hiệu đại diện cho ảnh hưởng thương hiệu, đã đạt 4,4 nghìn tỷ USD, vượt xa các tài sản hữu hình như nhà máy và thiết bị.

Tài sản vô hình chiếm 26% tổng tài sản tại các công ty Mỹ, nhiều hơn gấp đôi so với tỷ lệ này 10 năm trước. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận ròng toàn cầu của các công ty Mỹ đã tăng vọt lên 39% so với 25% ở thập niên trước, so với 6,4% tại Nhật Bản, và thậm chí một tỷ lệ nhỏ hơn ở Trung Quốc.

Điều này cho thấy 2 khía cạnh: 

Thứ nhất, sở hữu trí tuệ của Mỹ là một trong những tài sản lớn nhất trên thế giới, và do đó ĐCSTQ rất thèm muốn. 

Thứ hai, nếu Bắc Kinh tiếp tục đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ thì đó là đánh cắp những gì tốt nhất của giá trị tài sản của Mỹ. Hành động của Trung Quốc sẽ trực tiếp dẫn đến “kết quả tổng không đổi” của 2 cường quốc [nếu một bên được lợi thì bên kia bị thiệt hại và ngược lại].  

Do đó, chiến lược kinh tế và thương mại hiện tại của Mỹ với Trung Quốc là không cho phép Trung Quốc tiếp tục lợi dụng Mỹ, cũng như không sử dụng sự giàu có và công nghệ của Mỹ “để nuôi sói”.

Tuy nhiên, ông Trịnh cho rằng trong các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Mỹ-Trung, Mỹ cũng thiếu các biện pháp hữu hiệu để trực tiếp gây áp lực đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Biết được điều này, Trung Quốc từ chối thảo luận chuyên sâu dưới cái cớ “về vấn đề nội bộ và chủ quyền”. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề cốt lõi trong các cuộc đàm phán Mỹ – Trung. Nhưng ở hầu hết các quốc gia, đây là vấn đề tư pháp, và không phù hợp để chính quyền đàm phán các trường hợp riêng biệt giữa 2 chính phủ.

Theo ông Trịnh, việc bán hàng lậu và hàng giả và các hoạt động khác tại Mỹ bị chi phối bởi luật thương mại, trong khi hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ bị chi phối bởi luật hình sự. Việc thi hành luật dân sự và luật hình sự chỉ có thể được xử lý bởi các cơ quan tư pháp độc lập, trong khi các cơ quan tư pháp ở Mỹ không thể can thiệp vào các cuộc đàm phán ngoại giao về vi phạm sở hữu trí tuệ.

Mỹ không thể liên lạc trực tiếp và hiệu quả với Trung Quốc về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chứ đừng nói đến việc kiềm chế. Các biện pháp trừng phạt hiệu quả cần được phát hiện, và tăng thuế chỉ là một công cụ có sẵn.

Ông Trịnh cho rằng do vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không thể được thảo luận trực tiếp, Mỹ chỉ có thể liên kết 2 vấn đề thâm hụt thương mại với vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và sử dụng thuế quan trừng phạt như một biện pháp gây áp lực để khiến Trung Quốc kiềm chế vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Việc thương lượng của Trung Quốc vào tháng 10/2019 cho thấy cách tiếp cận của Mỹ đã đạt được thành công nhất định, nhưng vẫn còn một chặng đường dài cho đàm phán giữa 2 nước để ngăn chặn những vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc”, tiến sĩ Trịnh kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới