Saturday, May 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBất chấp sự phản đối từ trong nước, Philippines tiếp tục tăng...

Bất chấp sự phản đối từ trong nước, Philippines tiếp tục tăng cường hợp tác với TQ trên Biển Đông

Bất chấp việc Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, ngăn chặn, cản phá các nước thăm dò, khai thác tài nguyên trên biển, Chính quyền Philippines tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương với Trung Quốc trong vùng biển này.

Người phát ngôn Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) Arman Balilo (7/1) thông báo lực lượng này cùng lực lượng hải cảnh Trung Quốc sẽ diễn tập hàng hải vào tuần tới. Theo đó, tàu hải cảnh Trung Quốc 5204 sẽ cập cảng ở Manila vào ngày 13/1 và cuộc diễn tập tìm kiếm-cứu hộ sẽ được tổ chức tại trụ sở của PCG ở Manila từ ngày 14-17/1.

Trong một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện Philippines Sherwin Gatchalian (7/1) cho biết các quan chức ngoại giao và năng lượng nước này sắp gặp các đại diện của Trung Quốc để giải quyết những vấn đề bị đình trệ từ tháng 10 năm ngoái về hợp tác khai thác dầu khí chung trên biển. Ông Gatchalian cho rằng việc hai nước đạt được thỏa thuận thăm dò dầu khí chung tại Biển Đông sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ rằng các bên “có thể tìm ra giải pháp thương mại cùng có lợi bất chấp những vấn đề địa chính trị”.  Trong bản ghi nhớ được ký năm 2018, Manila và Bắc Kinh nhất trí rằng dự án này không đồng nghĩa với việc một trong hai bên từ bỏ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. 

Việc Trung Quốc và Philippines nối lại hợp tác thăm dò, khai thác chung dầu khí trên Biển Đông đã được Tổng thống Philippines và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí. Theo đó, trong cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đã trao đổi, thảo luận về kế hoạch hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông. Tổng thống Duterte đề cập tới khả năng hợp tác giữa hai nước trong dự án khai thác dầu khí chung tại Biển Đông. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc cần có những bước tiến xa hơn trong hoạt động khai thác chung tài nguyên dầu khí tại vùng biển này. Sau cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte đã chứng kiến lễ ký thành lập Ủy ban Điều phối chung liên chính phủ và một nhóm làm việc liên doanh nghiệp để cùng triển khai dự án khai thác dầu khí chung trên Biển Đông. Hoạt động này được thực hiện với mục đích thúc đẩy khai thác chung giữa hai nước đạt được tiến triển mang tính thực chất. Ngoài ra, Trung Quốc và Philippines cũng đã đồng ý về các điều khoản tham chiếu (TOR) đối với thỏa thuận khai thác dầu khí chung khả dĩ. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về các điều khoản phụ, cũng như phân chia lợi ích giữa hai nước vẫn chưa được thống nhất, điều này khiến tiến trình thảo luận rơi vào bế tắc.

Đáng chú ý, trái ngược với Chính quyền Tổng thống Duterte, một bộ phận không nhỏ giới chức Philippines và người dân bày tỏ phản đối kế hoạch hợp tác với Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng hành vi trên của ông Duterte là vi Hiến. Trong khi đó, giới truyền Philippines thông nhận định khả năng Bắc Kinh và Manila chính thức đi đến hợp tác khai thác chung trên Biển Đông còn xa vời, chủ yếu là do sự trở ngại của luật pháp Philippines. Hiến pháp Philippines có những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu việc này phải được thực hiện dưới sự kiểm soát và giám sát toàn diện của nhà nước. Quy định “Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện các hoạt động trên hoặc có thể ký hợp đồng cùng sản xuất, liên doanh hoặc thỏa thuận phân chia sản lượng với công dân Philippines hoặc với công ty do công dân Philippines kiểm soát 60% số vốn trở lên”. Hiến pháp cũng có những quy định nghiêm ngặt đối với các công ty hoặc tổ chức này. Ngoài ra, năm 2006 Philippines còn có thêm quy định hành chính của chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Philippines chia lô đấu thầu và cấm mọi thỏa thuận chuyển nhượng của cơ quan chính phủ, bao gồm cả hợp đồng thăm dò. Sự thay đổi này đã khiến các doanh nghiệp nhà nước Philippines bị hạn chế trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Mặc dù ông Duterte mong muốn thay đổi những quy định này, nhưng không dễ để sửa lại luật.

Không những vậy, hiện trạng quan hệ Trung Quốc – Philippines vẫn đang trong giai đoạn biến đổi mạnh mẽ và những trở ngại chính trị đối với việc khai thác chung là không nhỏ. Ông Duterte kể từ khi nhậm chức đã đến thăm Trung Quốc 5 lần, tỏ rõ rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc so với chính phủ trước đây và có thái độ thực dụng và ôn hòa hơn nhiều trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, cuộc đối đầu nguy hiểm do vụ kiện trọng tài Biển Đông thực sự đã xảy ra cách đây 3 năm; cho dù việc biến chuyển quan hệ Trung Quốc – Philippines diễn ra nhanh chóng, nhưng rất khó để bù đắp thiệt hại gây ra vào thời điểm đó. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ người dân Philippines ủng hộ ông Duterte cầm quyền là 80% hoặc cao hơn; nhưng hầu hết người Philippines bày tỏ họ không tin tưởng vào Trung Quốc; 71% tin rằng vấn đề Biển Đông nên được chính phủ mở rộng, kêu gọi sự chú ý của quốc tế. Có thể thấy rằng đường lối “thân Trung” của ông Duterte dựa vào mức độ được hoan nghênh và uy quyền của chính phủ. Tuy nhiên, trong nước Philippines dù là giới chính trị, quân sự hay dân chúng đều thiếu cơ sở để thay đổi hoàn toàn quan hệ Trung Quốc – Philippines. Hiện tượng mất niềm tin đối với Trung Quốc vẫn tồn tại.

Ngoài ra, hoạt động thăm dò chung Trung – Philippines có rất ít trọng lượng trong toàn bộ tiến trình thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Tuy Trung Quốc coi trọng khía cạnh thực tiễn của hợp tác Trung – Philippines, nhưng hợp tác thăm dò dầu khí chỉ là phần rất nhỏ trong toàn bộ việc làm dịu tình hình và hợp tác ở Biển Đông. Vấn đề ngày càng cấp bách hơn và có ý nghĩa lịch sử hơn là xây dựng cơ chế ổn định Biển Đông.

RELATED ARTICLES

87 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới