Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnQua cơn hoạn nạn càng hiểu lòng nhau

Qua cơn hoạn nạn càng hiểu lòng nhau

Dịch bệnh viêm phổi do virus corona (nCoV) gây ra tại Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.Tính đến chiều ngày 2/2 toàn thế giới đã có 14.554 người mắc nCoV, 304 người chết, đương nhiên đại đa số là người Trung Quốc.

Vậy là đã hơn hai tháng qua, tính từ ca mắc nCoV đầu tiên ở TP Vũ Hán, Hồ Bắc được báo vào ngày 01/12/2019, cả đất nước Trung Quốc đã phải dồn sức chống dịch bệnh nguy hiểm như một trận cuồng phong càn quét qua nhiều tỉnh, thành phố.

Một trong những nỗ lực đó là Trung Quốc đã cho xây dựng thần tốc hai bệnh viện dã chiến. Đó là bện viện Hỏa Thần Sơn vừa được bàn giao vào hôm qua, 2/2, và Lôi Thần Sơn, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào ngày 5/2. Hai bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân vào ngay ngày hôm sau, với số giường bệnh 2.500 giường.

Nói là xây dựng thần tốc là bởi, Bệnh viện Hỏa Thần Sơn chỉ mất 10 ngày thi công. Còn Bệnh viện Lôi Thần Sơn đã hoàn thành 60% hạng mục chỉ sau 5 ngày. Tại công trường xây dựng Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, có hơn 2.000 công nhân và gần 1.000 loại thiết bị cơ khí quy mô lớn và phương tiện vận chuyển, làm việc liên tục 24 giờ trong ngày.

Tuy làm thần tốc và được gọi là bệnh viện dã chiến, nhưng trình độ công nghệ y tế ở hai bện viện này rất cao. Có cả một hệ thống ứng dụng được thiết lập để cho phép tư vấn video từ xa,nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Phòng bệnh được trang bị một tủ khử trùng được tạo thành bởi lớp kính và hệ thống tia cực tím. Các bữa ăn và thuốc của bệnh nhân được khử trùng bằng hệ thống tia cực tím để tránh lây nhiễm.

Nguồn khí thải được khử trùng theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi thải ra môi trường. Nước thải của bệnh viện cũng phải trải qua 7 quy trình nghiêm ngặt từ xả thải đến xử lý hợp lý mới được thải vào mạng lưới đường ống thành phố, không gây ô nhiễm cho các vùng nước chung quanh.

Tại tâm dịch – TP Vũ Hán- đã có hơn 1000 nhân viên y tế đến làm việc. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng sẽđưa 1.400 nhân viên y tế đến bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơnđể thực hiện nhiệm vụ điều trị y tế chuyên khoa. Trong số đó, rất nhiều nhân viên y tế được điều động đợt này đã từng tham gia vào công tác chống dịch SARS, dịch Ebola ở Sierra Leone, Liberia và có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Trước tình hình đại dịch đang lan rộng tại nhiều nước, theo báo chí Trung Quốc, điều rất đáng lo ngại, đượcxác định là trận cuồng phong thứ hai đó là nạn kì thị người Trung Quốc tại các quốc gia.

Đã có rất nhiều nguồn tin thất thiệt nói về nguyên nhân gây ra bệnh dịch này, như việc ăn súp dơi và các loại động vật hoang dã của người Vũ Hán; như việc phòng thí nghiệm ở đây đã “thả vi rút vũ khí sinh học nCoV” và rước họa vào thân(!). Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ những thông tin này.

Điều đáng lo ngại là phải xử lí tốt mối quan hệ giữa phòng chống đại dịch với các hiện tượng bài xích, kì thị người Trung Quốc, người Hoa ở các nước. Tại một số số quốc gia như Nhật Bản, Canada, Thái Lan, Nga… đã có những phản ứng thái quá đối với người Hoa, như tẩy chay hàng hóa, tẩy chay khách du lịch, đóng cửa toàn bộ các chuyến bay đi Trung Quốc.

Người Trung Quốc, và người châu Á nói chung, đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003. Nay không nên lặp lại tình trạng này trong một thế giới phát triển, văn minh. Bắc Kinh cho biết, nước này quyết tâm ngăn chặndịch bệnh, coi đó là “thách thức chung với nhân loại”.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã kêu gọi “tránh sự định kiến ​​và những ngôn từ hẹp hòi”. Đồng thời Bắc Kinh hoan nghênh mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các quốc gia trong khi Trung Quốc đang gặp hoạn nạn.Đặc biệt Trung Quốc cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã viện trợ bằng hàng hóa, vật dụng y tế trị giá khoảng 500.000 USD để chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch cúm virus corona lan rộng. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã vận động viện trợ hàng hóa giá trị 100.000 USD; bảy tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam cũng đã có các hình thức phù hợp hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân Trung Quốc, nhất là các tỉnh ven biên giới hai nước.

Người Việt Nam có câu: Trong cơn hoạn nạn càng hiểu lòng nhau. Mong rằng quan hệ Việt-Trung sẽ ấm nồng hơn, thật lòng hơn, chứ không lởn vởn những “vở kịch ngoại giao” như đại sự Biển Đông thời gian qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới