Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐối thoại Raisina: TQ là mối quan ngại hàng đầu của khu...

Đối thoại Raisina: TQ là mối quan ngại hàng đầu của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Bộ Ngoại giao Ấn Độ (14-16/1) đã phối hợp với Quỹ nghiên cứu người quan sát (ORF) tổ chức Đối thoại Raisina lần thứ 5 với chủ đề “Định hướng thế kỷ Alpha”, tại thủ đô New Delhi.

Đối thoại Raisina là diễn đàn toàn cầu chủ đạo của Ấn Độ để bàn về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế. Diễn đàn năm nay thu hút khoảng 700 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Ngoại trưởng 12 nước gồm Nga, Iran, Australia, Maldives, Nam Phi, Estonia, Czech, Đan Mạch, Hungary, Latvia, Uzbekistan và Liên minh châu Âu (EU). Phiên khai mạc Đối thoại có sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng 7 cựu lãnh đạo nhà nước hoặc chính phủ, gồm cựu Thủ tướng Canada Stephen Harper, cựu Thủ tướng Hàn Quốc Han Seung-soo, cựu Thủ tướng Thụy Điển Karl Bildt, cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark, cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và cựu Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay. Đối thoại có 80 phiên thảo luận xoay quanh 5 vấn đề chính, gồm sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, kiến trúc thương mại toàn cầu, vai trò của công nghệ trong việc xác định quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự, chương trình nghị sự phát triển toàn cầu và quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong kỷ nguyên các cộng đồng số và không gian mạng.

Tại Đối thoại, lãnh đạo các nước đã chia sẻ quan điểm về các thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt như toàn cầu hóa, chương trình nghị sự đến năm 2030, vai trò của công nghệ trong thế giới hiện đại, biến đổi khí hậu và chống khủng bố. Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch ORF Sunjoy Joshi đặt vấn đề: “Liệu thế kỷ XXI rốt cuộc sẽ trở thành một thời đại trong thế giới cởi mở hơn, công bằng hơn và bền vững hơn, hay sẽ trở thành một thời đại khép kín, bất bình đẳng và không an toàn? Những câu hỏi này đã được đặt ra trên toàn thế giới, từ Trung Đông và châu Âu đến châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Bởi vậy, đây là một chủ đề của đối thoại năm nay nhằm trao đổi về những thách thức này trong bối cảnh dư luận rộng rãi đang lo lắng về điều được nhiều người gọi là thế kỷ Alpha”.

Đáng chú ý, khi đề cập Trung Quốc là mối quan ngại hàng đầu của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Chỉ huy hải quân Ấn Độ, Đô đốc Karambir Singh cho biết, sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực, đã phát triển nhanh chóng và các tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào vùng biển của Ấn Độ, buộc New Delhi phải đưa ra cảnh báo trên.

Trước đó, Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ mới tổ chức Hội thảo “Đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Hội thảo, giới học giả cho rằng cộng đồng quốc tế đều đang quan ngại về sự phát triển không minh bạch của Trung Quốc. Tại Hội thảo, Giám đốc Chương trình Mỹ thuộc Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) Dhruva Jaishankar nhận định, các nước quan ngại về sự phát triển của Trung Quốc là do: (i) Sự “thiếu minh bạch trong cơ chế ra quyết định ở Trung Quốc” trong bối cảnh nước này đóng vai trò lớn trong các vấn đề kinh tế, ngoại giao và an ninh ở nhiều khu vực trên thế giới. Ông cho rằng đó là do Bắc Kinh có mô hình “quản lý khép kín” nên thế giới “nhìn vào họ với rất nhiều ngờ vực”. (ii) Sự một chiều trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc là phía được lợi lớn nhất trong khi phía đối tác lại không được lợi gì cho dù là sự hạn chế tiếp cận (thị trường Trung Quốc) hoặc “bẫy nợ” hoặc những vấn đề về hợp đồng. (iii) “Chủ nghĩa xét lại lãnh thổ” của Trung Quốc. Vị chuyên gia về chính sách đối ngoại này nói: “Cho dù ở Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam hay ở dãy Himalaya (giữa Trung Quốc với Ấn Độ và giữa Trung Quốc với Bhutan), chúng ta thấy Trung Quốc sử dụng các công cụ dân sự trên danh nghĩa để thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của họ”. (iv) “Sự khinh thường các luật lệ quốc tế cho dù là quyền tự do hàng hải, hàng không, an ninh mạng, quản trị Internet hay các hiệp định Nam Cực và Bắc Cực”.

Trong khi đó, Chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Bắc Kinh phát triển hòa bình và nước này đang mang lại thời cơ cho cộng đồng quốc tế. Theo tuyên truyền của phía Trung Quốc, con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc là vừa thông qua việc giữ vững thế giới hòa bình để phát triển bản thân, vừa thông qua việc phát triển của bản thân để giữ vững thế giới hòa bình; bên cạnh việc nhấn mạnh dựa vào sức mạnh của bản thân và cải cách đổi mới để thực hiện phát triển, Trung Quốc kiên trì mở cửa đối ngoại, học tập những điểm tốt của nước khác; thuận theo trào lưu phát triển toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc tìm kiếm và theo đuổi việc phát triển chung, cùng thắng lợi, cùng có lợi với các nước khác; Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực chung, thúc đẩy việc xây dựng thế giới hài hòa hòa bình lâu dài, phồn vinh chung. Đặc trưng mới mẻ nhất của con đường này là phát triển một cách khoa học, phát triển một cách tự chủ, mở cửa phát triển, phát triển hòa bình, phát triển hợp tác, cùng nhau phát triển.Trung Quốc cũng luôn kiên trì độc lập tự chủ, đặt trọng tâm và trọng điểm phát triển đất nước ở trong nước, chú trọng việc xuất phát từ tình hình đất nước mình, chủ yếu dựa vào sức mạnh của bản thân và sự cải cách, đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, không đổ những vấn đề và mâu thuẫn cho nước khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc chỉ có kiên trì phát triển một cách tự chủ mới có thể tham gia một cách có hiệu quả hơn các công việc quốc tế và triển khai hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới một cách tốt hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới