Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaLo ngại TQ, Nga mời Ấn Độ hợp tác khai thác dầu...

Lo ngại TQ, Nga mời Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí ở Bắc Cực

Bộ trưởng Dầu khí và khí đốt tự nhiên Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết Ấn Độ đang xem xét tham gia các dự án dầu mỏ và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga ở Bắc Cực vì đây là cơ hội lớn để New Delhi tiếp cận tới khu vực giàu tài nguyên ở vùng cực.

Theo thông tin do Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tiết lộ, Nga đang thiết lập hợp tác thăm dò địa chất, cùng phát triển các mỏ dầu khí trên lãnh thổ hai nước, bao gồm các dự án ngoài khơi.. cho phép Ấn Độ trở thành quốc gia không thuộc Bắc Cực đầu tiên được khai thác tài nguyên ở Bắc Cực. Theo đó, Công ty của Ấn Độ có thể tham gia hợp tác với Tập đoàn Novatek của Nga. Được biết, Nga hiện đang duy trì 27 căn cứ quân sự ở Vành đai Bắc Cực và là nước có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, với 61 tàu phá băng và tàu có khả năng hoạt động ở vùng biển đóng băng. Cuối tháng 12 năm ngoái, hãng thông tấn TASS cho biết, Nga còn có kế hoạch đóng một loạt các tàu phá băng nguyên tử thế hệ mới trong tương lai. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2023 tới 2025, Nga sẽ đóng mới khoảng 3 tàu phá băng nguyên tử thế hệ mới thuộc lớp Lider. Lớp tàu này có độ giãn nước lên tới 33.500 tấn, rộng 34 mét và dài 173 mét. Chúng sử dụng các máy phát điện hạt nhân, cung cấp công suất động cơ lên tới 81.000 sức ngựa, đủ sức mạnh để đi xuyên qua những vùng biển đóng băng dày tới 2,8 m. Hiện tại, tàu phá băng nguyên tử lớn nhất đang được phía Nga sử dụng mang tên NS 50 Let Pobedy. Đây là tàu nguyên tử phá băng được đóng theo lớp Arktika. Lớp tàu phá băng này có chiều dài 159 mét và giãn nước tới 25.000 tấn. Sử dụng 3 động cơ hạt nhân, tàu phá băng NS 50 Let Pobedy có thể di chuyển được với tốc độ tối đa hơn 33km/h. Liên quan hoạt động dầu khí ở Bắc Cực, Nga đã ra mắt trạm khí đốt Yamal ở Bắc Cực năm 2017. Trạm đầu tiên cho dự án khí tự nhiên hoá lỏng, Yamal LNG, tại Bắc Cực Nga thuộc Nhà sản xuất khí đốt Novatex của Nga. Dự án Yamal đã bắt đầu sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên dây chuyền sản xuất đầu tiên nhằm cung cấp 5.5 triệu tấn LNG mỗi năm. Moscow đang triển khai dự án Yamal LNG thứ 2, có tên Arctic LNG 2, nhằm phát triển khí đốt, bắt đầu từ 2019. Nga muốn tăng tổng sản lượng LNG hàng năm của khu vực lên 50 triệu tấn vào năm 2030.

Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu khí và khí đốt tự nhiên Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết, nước này đang thực sự quan tâm đến các dự án của Novatek ở Bắc Cực và nghiên cứu cơ hội tham gia vào dự án của Novatek trong tương lai.

Trước đó, Novatek và H-Energy Global của Ấn Độ (9/2019) đã ký thỏa thuận về nguồn cung LNG cho Ấn Độ trong thời gian dài. Bản ghi nhớ dự kiến ​​đầu tư chung vào các nhà ga LNG trong tương lai của hai công ty, cũng như thành lập một liên doanh để bán LNG và khí đốt tự nhiên cho khách hàng ở Ấn Độ, Bangladesh và các nước khác.

Được biết, khu vực Bắc Cực bao gồm lục địa Bắc Cực rộng khoảng 8 triệu km2 và biển Bắc Cực rộng khoảng 12 triệu km2. Các nhà khoa học ước tính Bắc cực chiếm 25% nguồn tài nguyên “chưa được phát hiện” toàn cầu. Báo cáo từ Viện Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) cũng cho thấy 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% trữ lượng khí đốt (tương đương với 1.670 ngàn tỉ m3) chưa được thăm dò trên thế giới đang “ngủ yên” dưới các lớp băng. Ngoài ra, Bắc Cực còn rất giàu tiềm năng khoáng sản. Khu vực này có những mỏ quặng sắt, kẽm, niken, vàng, uranium và nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới. Cần biết rằng mỏ kẽm lớn nhất thế giới đang nằm ở Alaska, một bang nằm gần Bắc Cực của Mỹ, trong khi đó một mỏ niken lớn nhất thế giới cũng được phát hiện ở vùng lãnh thổ Bắc Cực của Nga.

Trong những năm gần đây, với nỗ lực trở thành một siêu cường toàn cầu, Trung Quốc thường xuyên vướng vào tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và chống lại luật pháp quốc tế. Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong biển băng tan rộng lớn của Bắc Cực. Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã bắt đầu thúc đẩy việc chiếm lĩnh một phần lớn hơn trong khu vực nhằm mở các tuyến thương mại mới, khai thác dầu khí và tiến hành nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Về mặt địa lý, Trung Quốc không ở gần vòng cực Bắc. Điều này khiến Trung Quốc ở thế bất lợi chính trị lớn so với 8 quốc gia tạo nên Hội đồng Bắc Cực. Tuy nhiên, năm 2013, Trung Quốc đã giành được vị trí quan sát viên không bỏ phiếu trong Hội đồng Bắc Cực bên cạnh Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Trung Quốc cũng đã xuất bản Sách Trắng chiến lược Bắc Cực (1/2018) đầu tiên, tuyên bố quyền lợi tại khu vực trong khi cố gắng xoa dịu nỗi sợ hãi về tham vọng lãnh thổ của mình. Trong tài liệu này, Trung Quốc tự nhận là một “quốc gia gần Bắc Cực”, nói rằng những thay đổi môi trường ở Bắc Cực có “tác động trực tiếp đến hệ thống khí hậu và môi trường sinh thái của Trung Quốc”. Sách trắng nêu chi tiết kế hoạch của Bắc Kinh về “Con đường tơ lụa Bắc Cực” như một phần của chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhằm xây dựng hành lang thương mại khắp thế giới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắc Kinh tuyên bố lý do chính cho mối quan tâm của họ đối với Bắc Cực là nghiên cứu khoa học. Trong Sách trắng, Trung Quốc nêu chi tiết mong muốn điều tra các tác động của biến đổi khí hậu để “giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu”. Tuy nhiên, những người hoài nghi lập luận rằng tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi sức hấp dẫn kinh tế và chính trị của việc thống trị một khu vực giàu tài nguyên. Để đảm bảo vị trí đó, Trung Quốc đang tăng cường khả năng hiện diện tại Bắc Cực.

Đáng chú ý, để tìm cách sở hữu và thăm dò nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, Trung Quốc (11/7/2019) đã bàn giao tàu phá băng nội địa đầu tiên mang tên Tuyết Long 2 cho Viện Nghiên cứu vùng cực Trung Quốc, có trụ sở tại Thượng Hải.Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết trong hành trình đầu tiên vào cuối năm nay, tàu sẽ tới Nam Cực cùng tàu Tuyết Long để tham gia đội nghiên cứu số 36 tại khu vực này. Tuyết Long là tàu phá băng duy nhất của Trung Quốc đang được Trung tâm nghiên cứu vùng cực sử dụng. Đây là tàu mua ở Ukraine năm 1993, do Liên Xô trước đây chế tạo. Theo phân loại của Liên Xô, đây không phải là tàu phá băng mà là một tàu vận tải vùng băng. Trong khi đó, Tuyết Long 2 được đánh giá là tàu phá băng hoàn chỉnh, có thể vượt qua lớp băng dày đến 1,5m với tốc độ 3 hải lý/giờ, và có thể tiến, lùi trong băng. Tàu Tuyết Long 2 do Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Công ty Aker Arctic Technology của Phần Lan phối hợp thiết kế và tập đoàn tàu biển Giang Nam chế tạo. Tàu dài 122,5m, rộng 22,3m, có lượng choán nước 13.996 tấn và có khả năng di chuyển 20.000 hải lý trong chuyến thám hiểm dài 60 ngày đến mọi khu vực trên toàn cầu. Ngay sau khi bàn giao, Trung Quốc đã điều tàu trên tiến hành hoạt động thăm dò, khám phá Bắc Cực.

RELATED ARTICLES

Tin mới