Thursday, November 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCựu Thống đốc Hồng Kông yêu cầu Anh không được để TQ...

Cựu Thống đốc Hồng Kông yêu cầu Anh không được để TQ bắt nạt

Chris Patten, Thống đốc Hồng Kông cuối cùng của Anh, nói rằng Vương quốc Anh không được để chính quyền Trung Quốc bắt nạt trong vấn đề Hồng Kông. Ông cũng đề nghị một số biện pháp giúp Vương quốc Anh lấy lại công bằng cho người dân Hồng Kông.

 

Tại buổi diễn thuyết, tổ chức tại London, tưởng niệm ông Paddy Ashdown, cố chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, hôm 3/2, ông Chris Patten nói với tờ Breitbart rằng ông tin Anh sẽ có thể không sử dụng thương mại để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Hồng Kông vì Anh giao thương không nhiều với họ, nhưng lưu ý rằng “điều có thể mang lại hiệu quả là nếu chúng ta nói rõ với Trung Quốc là chúng ta sẽ không bị bắt nạt trong vấn đề Hồng Kông hoặc những vấn đề khác và [vạch trần] vấn đề là đã có quá nhiều quốc gia sắp sửa bị họ bắt nạt”.

“Những gì Vương quốc Anh có thể làm phải chăng là sử dụng diễn đàn của Liên Hợp Quốc, phải chăng là diễn đàn quốc tế hay có thể là một diễn đàn khu vực khác để lên tiếng cho Hồng Kông và những giá trị quan trọng đối với chúng ta và Hồng Kông”, ông Chris Patten đề nghị.

Chris Patten là Thống đốc Hồng Kông cuối cùng của Vương quốc Anh, ông đã giữ vai trò này trong 5 năm trước khi quyền kiểm soát hòn đảo được trao cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997. Trong bài phát biểu của mình, tại lễ tưởng niệm Paddy Ashdown, ông đã mạnh mẽ lên án những kẻ ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạn chế các quyền tự do dân chủ và nhân quyền đã được Bắc Kinh hứa hẹn trao cho người dân Hồng Kông trong Tuyên bố chung Trung-Anh.

Người Hồng Kông bắt đầu xuống đường biểu tình yêu cầu dân chủ kể từ tháng 3/2019 khi Hội đồng Lập pháp của hòn đảo đề xuất áp dụng dự luật dẫn độ, cho phép Bắc Kinh dẫn độ người ở Hồng Kông về Trung Quốc đại lục để xét xử.

 Dự luật được coi như một đòn dáng trực tiếp vào các quyền tự do mà nhà cầm quyền Trung Quốc hứa hẹn với người Hồng Kông thông qua một chính sách mà họ vẫn luôn tuyên truyền: “Một nhà nước, Hai chế độ”. Trái ngược với hệ thống tư pháp Hồng Kông trước 1997, vốn dựa trên hệ thống pháp luật của Anh, Trung Quốc có tỷ lệ kết án 99% với nhiều tù nhân bị cưỡng hiếp, tra tấn, mổ cướp nội tạng và hành quyết.

Vào ngày đầu năm mới 2020 (dương lịch), khoảng một triệu người Hồng Kông đã tuần hành để yêu cầu chính quyền đặc khu phải thực hiện “5 yêu cầu” của họ, bao gồm, yêu cầu nhà chức trách bỏ việc gắn nhãn các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ là “bạo loạn”, phóng thích các tù nhân chính trị vô điều kiện, mở một cuộc điều tra độc lập và nghiêm túc về cáo buộc cảnh sát đối xử tàn bạo với người biểu tình, và trao quyền lựa chọn lãnh đạo thành phố cho người dân.

Trong sự kiện Hong Kong Watch hôm 4/2, ông Chris Patten cũng đã tham dự và có bài phát biểu, khi kết thúc bài diễn thuyết của mình, Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông đã khóc khi đọc lời bài hát “Vinh quang Hồng Kông”, một bài hát của những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở hòn đảo mà ông có thời gian dài gắn bó và xem như quê hương thứ hai của mình. Người biểu tình Hồng Kông coi bài hát “Vinh quang Hồng Kông” như quốc ca của họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới