Wednesday, January 22, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại những nội dung, kết quả đạt được trong chuyến công...

Nhìn lại những nội dung, kết quả đạt được trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á đầu năm 2020 của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản

Từ ngày 5-10/1/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã có chuyến công du 4 quốc gia Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia, nhằm tăng cường quan hệ song phương cũng như sự phối hợp và hợp tác giữa các nước và Nhật Bản trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Tại Việt Nam (5-7/1)

Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Việt Nam và hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, hiệu quả của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian qua, trao đổi sâu rộng về phương hướng và các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, phát huy hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác hiện có. Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh chia sẻ những ưu tiên về đối nội, đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, mời Bộ trưởng Motegi Toshimitsu thăm Việt Nam, dự các hội nghị liên quan ASEAN trong năm 2020. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Nhật Bản khẳng định Nhật Bản coi trọng và mong muốn đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng và thực chất hơn nữa, khẳng định Nhật Bản ủng hộ và sẽ hợp tác chặt chẽ để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, ODA, phát triển nguồn nhân lực, chống biến đổi khí hậu… Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị Chính phủ Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tích cực đưa các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… sớm cho phép nhập khẩu quả nhãn của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên nhất trí phối hợp trong lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh, lao động, loại bỏ những công ty phái cử/tiếp nhận lao động, tổ chức môi giới du học không lành mạnh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của lao động, thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Phó Thủ tướng Việt Nam cũng thông báo việc Chính phủ Việt Nam chấp thuận đề nghị của Nhật Bản về việc mở Văn phòng Lãnh sự tại Đà Nẵng, đồng thời đề nghị Chính phủ Nhật Bản đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp thị thực cho công dân Việt Nam. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, trao đổi về việc thúc đẩy các liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có việc triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sớm ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP). Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Tại Thái Lan (7-8/1)

Trong các cuộc hội kiến Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi khẳng định Nhật Bản ủng hộ Thái Lan sớm gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Don Pramudwinai cho biết, Chính phủ Thái Lan đang rà soát kỹ lưỡng và toàn diện các khía cạnh kỹ thuật, điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình tham gia CPTPP. Thủ tướng Prayut nhấn mạnh Nhật Bản sẽ là nước đầu tiên được Thái Lan thông báo về hoàn tất đơn và thủ tục xin gia nhập CPTPP. Ngoài vấn đề CPTPP, trong cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng Motegi và Don Pramudwinai đã thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương, nhất là về vấn đề kinh tế, bao gồm cả việc tạo ra một môi trường phù hợp để thu hút hơn nữa đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan. Hai bên cũng cam kết sẽ thuyết phục Ấn Độ trở lại đàm phán cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), được coi như một hiệp định thương mại tự do của 16 quốc gia, chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và một phần ba GDP toàn cầu.

Tại Philippines (9-10/1)

Ngày 10/1, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hội đàm với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.Phát biểu tại cuộc cuộc họp báo chung sau hội đàm chính thức, hai Bộ trưởng Ngoại giao cho biết đã thảo luận một số chương trình hợp tác quan trọng, từ cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, đến tăng cường trao đổi thương mại.Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại ở cấp thứ trưởng ngoại giao nhằm thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược; xúc tiến công tác chuẩn bị nhằm tổ chức cuộc họp 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng hai nước trong năm nay, sau cuộc họp lần đây nhất diễn ra hồi năm 2015.Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi nhấn mạnh Indonesia mong muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình thực tập sinh, đào tạo nghề và giảng dạy tiếng Nhật cũng như muốn Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa hàng hóa xuất khẩu của nước này như dầu cọ, xoài, bơ và thanh long. Trong khi đó, phía Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ nước này.Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm tại thủ đô Jakarta và cảng biển Patimban theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, nước này cũng cam kết tiếp tục chuyển giao công nghệ và hỗ trợ Indonesia phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Cùng với đó, Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp các khoản vay bằng đồng yen giúp Indonesia tái thiết các cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do động đất và sóng thần tại tỉnh Trung Sulawesi. Bên cạnh những vấn đề trên, hai bên đã thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh hàng hải.

Tại Indonesia (10/1)

Ngày 10/1, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã hội đàm với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Phát biểu tại cuộc cuộc họp báo chung sau hội đàm chính thức, hai Ngoại trưởng cho biết đã thảo luận một số chương trình hợp tác quan trọng, từ cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, đến tăng cường trao đổi thương mại. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại ở cấp thứ trưởng ngoại giao nhằm thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược; xúc tiến công tác chuẩn bị nhằm tổ chức cuộc họp 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng hai nước trong năm nay, sau cuộc họp lần đây nhất diễn ra hồi năm 2015. Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi nhấn mạnh Indonesia mong muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thông qua chương trình thực tập sinh, đào tạo nghề và giảng dạy tiếng Nhật cũng như muốn Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa hàng hóa xuất khẩu của nước này như dầu cọ, xoài, bơ và thanh long. Trong khi đó, phía Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ nước này. Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm tại thủ đô Jakarta và cảng biển Patimban theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, nước này cũng cam kết tiếp tục chuyển giao công nghệ và hỗ trợ Indonesia phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Cùng với đó, Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp các khoản vay bằng đồng yen giúp Indonesia tái thiết các cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do động đất và sóng thần tại tỉnh Trung Sulawesi. Bên cạnh những vấn đề trên, hai bên đã thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh hàng hải.

Trước đó, phát biểu tại trụ sở ASEAN ở Jakarta cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng nhấn mạnh việc duy trì và thượng tôn luật pháp quốc tế là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sự thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Ngoại giao Motegi khẳng định sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc cũng như luật lệ để “chúng ta hiện thực hóa một môi trường kinh tế và xã hội ổn định, và tận hưởng sự thịnh vượng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. “Chúng tôi muốn chia sẻ các ưu tiên đầu tư với Nhật Bản. Tôi muốn mời Nhật Bản đầu tư vào quần đảo Natuna”, báo Nikkei Asian Review dẫn lời ông Widodo nói nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đến Indonesia. Tổng thống Indonesia kêu gọi Nhật Bản “lập tức” đầu tư vào các dự án phát triển mới nhằm biến Natuna thành một trung tâm ngư nghiệp. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Indonesia và Trung Quốc bất đồng về việc Jakarta tố cáo Bắc Kinh đưa tàu hải cảnh cùng tàu cá đi vào vùng biển ngoài khơi phía bắc đảo Natuna. Chính quyền Indonesia khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và triệu tập đại sứ Trung Quốc. Ông cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực, và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới