Saturday, May 4, 2024
Trang chủBiển nóngTQ đưa máy bay chiến đấu đến Đài Loan giữa bão dịch...

TQ đưa máy bay chiến đấu đến Đài Loan giữa bão dịch corona

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt qua ranh giới với Đài Loan hôm thứ Hai 10/2, trong ngày thứ hai của đợt diễn tập, ngay sau khi Đài Loan đẩy mạnh việc tham gia Tổ chức Y tế Thế giới giữa bối cảnh đại địch virus corona.

Nikkei Asian Review trích lời Bộ Quốc phòng Đài Loan cho hay một số máy bay của Trung Quốc, bao gồm máy bay ném bom H-6, đã bay qua kênh Bashi phía nam Đài Loan, vào phía tây Thái Bình Dương, vào lúc khoảng 10 giờ sáng.

Ranh giới này là đường biên giới thực tế giữa Đài Loan và đại lục.

Những máy bay này sau đó quay trở lại đại lục theo đường cũ.

Quân đội Trung Quốc cũng diễn tập tại eo biển Đài Loan hôm Chủ Nhật. Các máy bay chiến đấu của nước này bay vòng quanh Đài Loan trước khi quay trở về đại lục.

Quân đội Trung Quốc quyết tâm và có khả năng đè bẹp bất kỳ hoạt động “ly khai” nào của Đài Loan, người phát ngôn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết hôm Chủ nhật. Trung Quốc coi Đài Loan và các đảo liền kề là những phần không thể tách rời của Trung Quốc.

Các động thái này của Trung Quốc xảy ra trong lúc Đài Loan vừa đề nghị có đại diện tham gia WHO. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói chính trị không nên làm cản trở các nỗ lực phối hợp chống dịch bệnh do virus corona.

Nhật Bản, Mỹ và các nước khác ủng hộ việc Đài Loan trở thành nhà quan sát của WHO. WHO cũng đã cho phép Đài Loan tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày của phái đoàn chuyên gia, bắt đầu vào thứ Ba 11/2.

Nhưng Trung Quốc thì không muốn vậy, mà muốn Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Phó Tổng thống Đài Loan William Lai đã tham dự một cuộc họp vào thứ Năm tuần trước với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington, một sự kiện có thể khiến Bắc Kinh khó chịu.

Hàng trăm ngàn người kêu gọi giám đốc WHO từ chức

Bản quyền hình ảnh Pool/Getty Images Image caption Hơn 350.000 người đã ký tên kêu gọi Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từ chức

Một đơn kêu gọi Giám đốc WHO từ chức trên change.org tính đến hôm 11/2 đã thu hút được hơn 350.000 chữ ký trên khắp thế giới, theo Independent.

Thỉnh nguyện đơn này do một người sống ở Canada có tên Otsuka Yip khởi xướng từ 31/1. Đơn này kêu goi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từ chức, vì thiếu sót khi xử lý dịch conora.

Đơn có đoạn:

“23/1/2020 ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối công bố dịch corona ở Trung Quốc như một tình huống khẩn cấp toàn cầu. Như chúng ta đều biết, virus corona hiện chưa thể chữa được. Số người nhiễm và chết tăng gấp 10 lần chỉ trong 5 ngày. Một phần của việc này liên quan đến việc (lãnh đạo của WHO) đánh giá thấp virus corona. Chúng tôi tin chắc rằng ông ta không phù hợp với vị trí Tổng Giám đốc của WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus ngay lập tức từ chức.”

“Rất đông trong số chúng tôi đã thực sự thất vọng, chúng tôi tin tưởng WHO là tổ chức có quan điểm chính trị trung lập. Không tiến hành cuộc điều tra nào, (lãnh đạo của WHO) chỉ tin vào con số người chết và nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp.”

“Mặt khác, Đài Loan không nên bị đứng ngoài tổ chức WHO vì bất cứ lý do chính trị nào. Công nghệ kỹ thuật cao của Đài Loan tiến bộ hơn rất nhiều nước có trong danh sách được lựa chọn của WHO.

“Làm ơn giúp thế giới lấy lại niềm tin đối với Liên Hiệp Quốc và WHO.”

Thư thỉnh nguyện này được ủng hộ rầm rộ ngay cả khi WHO gửi một phái đoàn chuyên gia tới Bắc Kinh hôm Chủ Nhật 9/2.

Sáng thứ Ba, lãnh đạo WHO viết trên Twitter lời cảnh báo rằng cái mà thế giới thấy hiện nay có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng”.

Ông Ghebreyesus, quốc tịch Ethiopian, cảnh báo rằng sự lây lan của virus corona có thể chưa tới đỉnh điểm, và kêu gọi các quốc gia chuẩn bị trong khi sự lây lan virus này bên ngoài Trung Quốc vẫn còn chậm.

Ông cũng cho hay 400 chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ họp tại trụ sở WHO ở Geneva tuần này để “ưu tiên làm việc về mọi công cụ mà chúng ta cần, bao gồm chẩn đoán nhanh, vaccine và điều trị hiệu quả.”

Về việc này, chủ lá thư thỉnh nguyện, ông Otsuka Yip, viết: “Đây là điều lẽ ra phải làm từ hơn một tháng trước. Ông ta đã làm gì khi đang ở Bắc Kinh mấy tuần trước?”

RELATED ARTICLES

Tin mới