Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ và bài toán tăng cường ảnh hưởng tại châu Á -...

TQ và bài toán tăng cường ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có nhiều sự điều chỉnh chủ trương, chính sách tại khu vực này.

 

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á, nhóm các quần đảo ở Thái Bình Dương và vành đai các nước trong khu vực Nam Bắc Mỹ. Số lượng các quốc gia trong khu vực này gấp đôi Liên minh châu Âu (EU), tổng dân số lên tới gần 4 tỷ người (gấp 8-10 lần EU), chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Hiện nay, khu vực này bao gồm những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, Trung Quốc và Mỹ), 4 trong số những quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia), 3 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản). Bên cạnh đó, châu Á-Thái Bình Dương tập trung 3 trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Trung Quốc, Mỹ và Nga), 7/10 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc). Không những vậy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 21 nước thành viên Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) chiếm 54% tổng GDP thế giới, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại chiếm tới 44% thế giới. Cuối cùng, về tương lai phát triển, châu Á-Thái Bình Dương có số lao động và nhu cầu thị trường cực lớn với những quốc gia là thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với Trung Á, khu vực viễn đông của Nga, Đông Nam Á, Australia, Canada; có công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý của các nước như Mỹ, Nhật Bản. Nếu những nền kinh tế này có cơ hội tập hợp lại với nhau, không gian tăng trưởng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có thể tiếp tục mở rộng. Điều đó trực tiếp đã tác động lên chủ trương, chính sách của Bắc Kinh đối với khu vực này.

Sự điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc liên quan tới châu Á – Thái Bình Dương được thể hiện trong chính sách đối ngoại, chiến lược “một vành đai, một con đường” và sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của nước này. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc được thể hiện khá rõ ở quan điểm coi tất cả các nước trên thế giới đều là đối tác và phân thành 4 nhóm theo các tiêu chí chủ yếu là mức độ ưu tiên và tầm quan trọng của đối tác đối với Trung Quốc, xét cả về mặt kinh tế và chính trị. Nhóm 1 là quan hệ đối tác cao nhất, trong đó chỉ có Nga mà Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược. Nhóm 2 là quan hệ đối tác hữu nghị, gồm Hàn Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, Canada, Ucraina, Belazrut, Mehico và Aghentina và nhiều nước khác. Nhóm nước này không có xung đột về những lợi ích căn bản nhưng có mâu thuẫn cục bộ với Trung Quốc. Nhóm 3 là quan hệ “đối tác dựa trên cơ sở đồng thuận” gồm có Liên minh châu Âu (EU) và các nước ASEAN. Đây là nhóm nước Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh tế nhưng lại mâu thuẫn về chính trị trong nhiều vấn đề then chốt và tranh chấp lãnh thổ. Nhóm 4 là quan hệ “đối tác thực dụng” bao gồm Mỹ và Nhật Bản mà Trung Quốc coi là “đối thủ cạnh tranh chiến lược tiềm tàng”.

Trong các nước đối tác, Trung Quốc tập trung vào hai đối tượng là các nước láng giềng và các nước lớn. Với các nước láng giềng, Trung Quốc cho rằng đang tích tụ nhiều vấn đề cần giải quyết và là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến sự điều chỉnh chính sách ngoại giao với các nước này. Trung Quốc chủ trương liên thông ngoại giao láng giềng tại sáu địa bàn gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Tây Á và Nam Thái Bình Dương; kết hợp điều phối bốn mặt tư duy ngoại giao láng giềng giữa “đột phá trên biển” và “tích cực Tây tiến”, giữa “đứng vững trong nước” và “triển khai ra ngoài”. Phương châm điều chỉnh chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong 5-10 năm tới là “kiên trì chủ động về chiến lược, không bị rối loạn bởi các sự kiện cục bộ”; chuyển từ “bị động đối phó, khắc phục tiêu cực” sang “chủ động phản công, tích cực đáp trả”, tăng cường yếu tố chiến lược và yếu tố an ninh trong điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng, làm cho chính sách láng giềng phục vụ tốt hơn chiến lược đối ngoại tổng thể của Trung Quốc. Trong các mối quan hệ cụ thể, Trung Quốc áp dụng chiến thuật “khác biệt cự ly” với các quốc gia láng giềng, tùy theo “mức độ thân sơ”, “mức độ cống hiến” của từng quốc gia đối với lợi ích của Trung Quốc mà có những đối sách thích ứng.

Để bảo đảm môi trường bên ngoài, Trung Quốc tập trung ưu tiên xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”, trước hết là với Mỹ. Trung Quốc còn đề xuất xây dựng “quan hệ quân sự kiểu mới Trung Quốc – Mỹ” với nội hàm “tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, hợp tác, ổn định”. Quan điểm về “quan hệ nước lớn kiểu mới” và “quan hệ quân sự kiểu mới” do Trung Quốc chủ động đề xướng đều xuất phát từ tư duy ổn định quan hệ với nước lớn, với quân đội nước lớn để bảo đảm an ninh quốc gia. Mục tiêu chủ yếu của “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới” này là nhằm đối phó với chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ nhưng mục tiêu cụ thể chính là tạo môi trường thuận lợi xung quanh để bảo vệ các lợi ích được xem là cốt lõi của Trung Quốc, như chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển.

Để tạo sự đột phá cho chiến lược phát triển tổng hợp quốc gia, tháng 9-2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất sáng kiến chiến lược “một vành đai, một con đường” (vành đai kinh tế “con đường tơ lụa trên bộ” và “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”). Sáng kiến này sau đó được chính thức ghi vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII (tháng 11-2013). Qua nghiên cứu những mục tiêu của chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, giới phân tích chính trị quốc tế nhận định, Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng xây dựng một trật tự thế giới mới do Bắc Kinh “viết luật chơi”, được thể hiện ở nhiều mục tiêu lớn của chiến lược này. Đó là: Mở rộng không gian chiến lược và tạo ra một dạng “khu vực sân sau” của Trung Quốc để kiểm soát lục địa Á – Âu; Tạo đối trọng với chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương; Chi phối khu vực Ấn Độ Dương và khu vực nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; Kiểm soát các đường vận tải biển liên quan và hệ thống cảng biển khu vực, chi phối các nguồn cung cấp dầu khí, tạo lập các căn cứ quân sự tại những khu vực mà những con đường này đi qua; Tạo môi trường kinh tế – xã hội cho việc mở rộng “sức mạnh mềm” của Trung Quốc; Xây dựng vành đai an ninh xung quanh Trung Quốc để ngăn chặn Mỹ và đồng minh tiếp cận và thâm nhập vào khu vực mà Bắc Kinh coi là “sân sau” của mình; Dựa vào hợp tác kinh tế để thúc đẩy quan hệ chính trị, tạo chất xúc tác để giải quyết các tồn tại trong quan hệ của Trung Quốc với các nước khu vực, ngăn chặn sự “co cụm” của các quốc gia trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc, kể cả vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo; Thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực; Tăng cường vai trò bàn đạp của kinh tế khu vực xung quanh Trung Quốc; Hậu thuẫn cho Trung Quốc “đi ra thế giới”; Thông qua “5 thông” (thông chính sách, thông tuyến (trên bộ và trên biển), thông thương, thông tiền tệ và thông lòng người) để tiếp cận, thâm nhập và kiểm soát kinh tế khu vực “láng giềng mở rộng” nhằm tiến tới nắm quyền chủ đạo mậu dịch quốc tế, quyền định giá và quyền phân phối tài nguyên quốc tế; Giải qu13- Tìm thị trường đầu tư, sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc, tìm thị trường cho đồng nhân dân tệ, đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ; Tiếp cận các nguồn tài nguyên, năng lượng, nhất là dầu khí; Tận dụng môi trường xung quanh để tạo điều kiện phát triển đồng đều hơn giữa các vùng, miền trong nước, đặc biệt là khu vực biên cương, miền Tây Trung Quốc.

Trung Quốc cũng tiến hành điều chỉnh chiến lược quốc phòng. Theo đó, Trung Quốc chính thức công bố Sách trắng quốc phòng (26/5/2015), thể hiện rõ nhất chiến lược quốc phòng của quốc gia này trong một giai đoạn lịch sử mới, chuyển từ thời kỳ “giấu mình chờ thời” sang thực hiện ”giấc mộng Trung Hoa”, trở thành cường quốc thế giới.

Kể từ năm 2009 khi trình lên Liên hợp quốc yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò 9 đoạn” bao gồm một khu vực chiếm trên 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc từng bước đơn phương thực hiện nhiều hoạt động phi pháp hòng độc chiếm Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ, còn về lâu dài là nhằm làm phá sản chủ trương của Mỹ biến “Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương” thành “thế kỷ Mỹ”. Vì thế, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã chỉ trích hành động này của Trung Quốc là “dùng cơ bắp, sức mạnh thuần túy để bắt nước khác phục tùng mình”.

Trong khi đó, Quốc vụ viện Trung Quốc (11/01/2017) đã công bố cuốn “Sách trắng” giới thiệu “chiến lược về hợp tác, an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, trong đó đề cập nhiều lĩnh vực: Chủ trương chính sách chủ trương của Trung Quốc đối với sự hợp tác an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Ý tưởng an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc; Mối quan hệ giữa Trung Quốc với những nước chủ yếu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Lập trường và chủ trương của Trung Quốc về các vấn đề nóng trong khu vực; Trung Quốc tham gia cơ chế đa biên trong khu vực; Trung Quốc tham gia hợp tác an ninh phi truyền thống khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó có một số điểm nhấn sau:

Thứ nhất, quan hệ Trung – Mỹ: Từ năm 2015 đến nay, mối quan hệ Trung – Mỹ về tổng thể vẫn duy trì được tiến triển ổn định và giành được những thành tựu mới. Hai nước có giao lưu mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp khác nhau. Sự hợp tác đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, vấn đề hạt nhân ở Iran, vấn đề Syria, Afghanistan… Hai nước tiếp tục thông qua các bên đàm phán các cấp của hai bên, giao lưu trao đổi đàm phán khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng ý cố gắng xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng hành động, bao dung hai bên về các vấn đề trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên trong khung khổ các diễn đàn đa phương, như tại Tổ chức hợp tác kinh tế CA-TBD (APEC), trong các hội nghị thượng đỉnh Đông Á, các diễn đàn ASEAN… trong hội nghị chống biến đổi khí hậu, chống khủng bố, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ động vật hoang dã, chống thảm họa thiên tai…hai bên đã có sự hợp tác chặt chẽ. Hai bên đã đạt được những bước tiến mới, thuận lợi hơn về các vấn đề, như vấn đề Apganixtan, vấn đề bồi dưỡng hợp tác 3 bên về nông nghiệp… Quan hệ quân sự hai bên về tổng thể vẫn duy trì được sự phát triển ổn định. Từ năm 2015 đến nay, hợp tác quân sự 2 bên đã tiếp tục phát triển chặt chẽ. Hai bên đã xây dựng được cơ chế hai niềm tin lớn là “Cơ chế thông báo lẫn nhau các hành động quân sự lớn” và “Chuẩn tắc hành vi an ninh trên biển, trên không”. Phía Trung Quốc nguyện tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Trung – Mỹ, đẩy mạnh sự phát triển ổn định bền vững, và nỗ lực, kiên trì cùng với chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump, loại bỏ những xung đột, đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, giữ vững nguyên tắc hợp tác cùng thắng, khai thác sự hợp tác đa lĩnh vực của hai nước, trên các cấp độ song phương, khu vực, toàn cầu, lấy hợp tác xây dựng để giảm bớt các hạn chế, bất đồng, thúc đẩy mối quan hệ Trung – Mỹ giành được những tiến triển to lớn, mới mẻ, tạo ra những hạnh phúc to lớn, tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước và nhân dân các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thứhai, quan hệ Trung – Nga: Trung Quốc và Nga là quốc gia láng giềng lớn nhất. Hai nước là người bạn chiến lược, có ưu tiên ngoại giao. Nhiều năm qua, do sự nỗ lực giữa hai nước, mối quan hệ Trung – Nga đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, ổn định, hữu hảo, và không ngừng thu được những kết quả mới. Hiệp ước ký năm 2001 giữa hai nước “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng Trung – Nga” đã lấy hình thức pháp luật để xác lập ý tưởng hữu hảo muôn đời. Năm 2011, mối quan hệ hai bên được nâng lên cấp cao hơn, trở thành mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện: bình đẳng tin tưởng lẫn nhau, cùng ủng hộ lẫn nhau, cùng phồn vinh, hữu hảo muôn đời. Năm 2014, mối quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới, đó là, mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện. Trước mắt, mối quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Nga ở một trình độ cao, phát triển tích cực. Hai bên cũng không ngừng tăng cường sự hợp tác trong khung khổ đa phương của khu vực, kiên định bảo vệ tôn chỉ của Hiến chương Liên Hợp quốc, những qui tắc trong quan hệ quốc tế, ủng hộ những thành quả thắng lợi của thế chiến thứ II, ủng hộ công bằng, chính nghĩa quốc tế, đẩy mạnh tiến trình giải quyết bằng chính trị những điểm nóng trong khu vực, cống hiến mới cho việc xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh cho khu vực.

Thứ ba, vấn đề trên biển:Trung Quốc xuyên tạc cho rằng tổng thể tình hình an ninh trên biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương “vẫn được duy trì ổn định”. Bảo vệ hòa bình an ninh trên biển và tự do bay lại trên không là lợi ích và nhận thức chung của các bên. Nhưng an ninh phi truyền thống trên biển đã uy hiếp mạnh mẽ và ngày càng leo thang. Không ít vấn đề môi trường sinh thái trên biển đã bị phá hoại, các thảm họa tự nhiên trên biển đã xảy ra liên tục, như tràn dầu, những sản phẩm hóa chất độc hại nguy hiểm đã làm ô nhiễm môi trường biển… trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống ở một số nước vẫn còn tồn tại những cách khai thác, sử dụng biển một cách lạc hậu, đã đem lại những hiểm họa khôn lường cho an ninh, an toàn trên biển.

Trung Quốc ngụy biện cho rằng nước này nhất quán đề cao hợp tác an ninh trên biển: bình đẳng, thực tiễn, cùng thắng, kiên quyết tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp quốc”, công nhận luật pháp quốc tế, luật biển hiện đại, bao gồm nguyên tắc cơ bản đã được xác định trong “Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc”, “chế độ pháp luật” và “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. Lấy đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề trên biển. Trung Quốc kiên quyết hợp tác ứng phó với những uy hiếp an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển. Bảo vệ hòa bình an ninh trên biển là trách nhiệm chung của các quốc gia trong khu vực, phù hợp với lợi ích chung của các bên. Trung Quốc dốc sức tăng cường hợp tác với các bên, cùng nhau ứng phó với những thách thức, bảo vệ sự ổn định hòa bình trên biển.

Trung Quốc vốn có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và biển phụ cận”. Trung Quốc trước sau kiên trì thông qua đàm phán hiệp thương hòa bình để giải quyết các tranh chấp, kiên quyết thông qua xây dựng các qui tắc và xây dựng các cơ chế để kiềm chế những tranh cãi, kiên quyết thông qua hợp tác cùng có lợi, để thực hiện “cùng thắng”, kiên quyết ủng hộ Nam Hải (biển Đông) hòa bình ổn định và tự do lưu thông trên biển, trên không.

Thứ tư, quan hệ Trung Quốc – ASEAN:Trung Quốc trước sau vẫn coi hợp tác ngoại giao chu biên (với các nước láng giềng xung quanh) như ASEAN là hướng hợp tác ưu tiên. Trung Quốc kiên trì ủng hộ nhất thể hóa ASEAN, ủng hộ xây dựng cộng đồng ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm trong hợp tác khu vực của ASEAN. Hai bên Trung Quốc và ASEAN cùng tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng, láng giềng hữu nghị, dựa trên nguyên tắc hợp tác “cùng thắng”, không ngừng tăng cường đối thoại chiến lược, gia tăng lòng tin chiến lược, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại, cùng hợp tác cùng hỗ trợ lẫn nhau trên các lĩnh vực như tiền tệ, an ninh, trên biển, xã hội nhân văn… Đẩy mạnh sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác hai bên.

RELATED ARTICLES

Tin mới