Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTổ chức ASIO cảnh báo Australia đang đối mặt mối đe dọa...

Tổ chức ASIO cảnh báo Australia đang đối mặt mối đe dọa từ gián điệp và can thiệp nước ngoài “chưa từng có”, ngầm ám chỉ đến TQ

Trong đánh giá thường niên về những mối đe dọa với an ninh Australia trình bày trước Quốc hội, Giám đốc Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) Mike Burgess cho biết nước này đang đối mặt mối đe dọa từ gián điệp và can thiệp nước ngoài “chưa từng có”, mặc dù không trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc, song với những vụ việc liên quan trước đây, giới quan sát tuyên bố này muốm ám chỉ đến Bắc Kinh.

ASIO là cơ quan an ninh quốc gia của Australia, chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa về gián điệp và can thiệp bên ngoài

Phát biểu trước các nghị sỹ Australia tại Canberra hôm 24/2, người đứng đầu của ASIO nêu rõ mức độ đe dọa từ các hoạt động gián điệp và can thiệp nước ngoài mà Australia đang đối mặt là chưa từng có và cao hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh. Ông Burgess cho biết một số quốc gia đang nỗ lực gây ảnh hưởng đến các nghị sĩ, quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và truyền thông Australia. Dù lãnh đạo ASIO không nêu đích danh các nước can thiệp, các chuyên gia cho rằng báo cáo này ám chỉ tới Trung Quốc. ASIO là cơ quan an ninh quốc gia của Australia, chịu trách nhiệm bảo vệ đất nước và công dân khỏi gián điệp, phá hoại, hành động can thiệp của nước ngoài, bạo lực có động cơ chính trị, tấn công hệ thống phòng thủ và khủng bố.

Giới học giả và chính khách tại Australia chung quan điểm cho rằng TQ là mối đe dọa đối với an ninh của Canberra

Chuyên gia Rory Medcalf, Hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định “rất hợp lý khi cho rằng quốc gia can thiệp này là Trung Quốc”. Khi được hỏi về Trung Quốc, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton hôm 25/2 nói rằng ông không quan tâm việc giới chức nước này đang nói về đất nước nào, song dù là Trung Quốc, Nga hay Iran, nếu họ đe dọa đất nước chúng ta, họ sẽ bị xử lý theo mức độ của mối đe dọa đó.

“Đây là vấn đề không thể lờ đi được. Chúng ta đã đánh giá thấp mức độ gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và tham vọng sử dụng sức mạnh đó”, chuyên gia Hugh White, cựu quan chức tình báo giảng dạy tại Đại học Quốc gia Australia cho biết. Chuyên gia John Blaxland, Giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng “các giao dịch không đủ để thỏa mãn Trung Quốc, họ muốn nhiều hơn. Họ muốn gây ảnh hưởng đối với các quyết định của chúng ta về hợp tác với Mỹ, phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ở Nam Thái Bình Dương và trong vấn đề Đài Loan”.

Thượng viện Australia hồi tháng 12/2019 sau đó cũng đã quyết định thành lập ủy ban điều tra xem xét khả năng can thiệp chính trị của nước ngoài thông qua các nền tảng mạng xã hội. Australia không đề cập cụ thể quốc gia nào là mối đe dọa với họ, song nước này đã tăng cường kiểm tra hoạt động can thiệp nghi do Trung Quốc tiến hành trong những năm gần đây. Cựu thủ tướng Australia Malcolm Turnbull là người từng nêu đích danh Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của nước này khi ban hành luật mới, yêu cầu các nhà vận động hành lang làm việc cho chính phủ nước ngoài phải đăng ký và có thể bị truy tố nếu bị phát hiện can thiệp vào vấn đề nội bộ của Australia năm 2017.

Các vụ việc liên quan gián điệp và hoạt động can thiệp của TQ tại Australia trước đây

Tháng 8/2019, Chính quyền bang New South Wales (NSW) công bố bản đánh giá cho biết sẽ dừng hoạt động của Học viện Khổng Tử, được văn phòng Hán Biện của Chính phủ Trung Quốc quản lý, do lo ngại về sự can thiệp tiềm tàng từ nước ngoài. Chương trình thuộc Học viện này hiện giảng dạy tiếng Quan Thoại (tiếng phổ thông) tại 13 trường đại học của bang. NSW khẳng định dù không tìm thấy bằng chứng cụ thể của hành vi can thiệp song không phù hợp để tiếp tục các hoạt động của chương trình. “Theo đánh giá tổng quan, một số yếu tố cụ thể có thể dẫn tới nảy sinh nhận thức rằng Học viện Khổng Tử đang hoặc có thể sẽ tạo điều kiện cho sự ảnh hưởng nước ngoài không phù hợp”, theo bản đánh giá.

Hồi tháng 9/2019, Các cơ quan tình báo Australia đã kết luận Trung Quốc chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng nhằm vào quốc hội và ba đảng chính trị lớn nhất nước này. Cuộc tấn công xảy ra vài tháng trước khi Australia bước vào cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2019. Do Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Australia nên chính quyền nước này đã quyết định không tiết lộ danh tính của những kẻ tấn công nhằm bảo vệ mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Tháng 11/2019, Tổ chức ASIO thông báo đang điều tra cáo buộc Trung Quốc cố gài gián điệp trong quốc hội nước này. Tuyên bố của ASIO được đưa ra hôm qua, cùng ngày sau khi truyền hình nước này phát sóng các thông tin về gián điệp Trung Quốc. Chương trình truyền hình “60 Minutes” cho biết Bo “Nick” Zhao, nghi phạm gián điệp Trung Quốc, đã nhận được đề nghị về khoản tiền khoảng 679.000 USD, để trở thành “tay trong” của Bắc Kinh tại quốc hội liên bang Australia. Các cáo buộc Trung Quốc cài người tại Australia được đưa ra sau khi gián điệp đào tẩu Wang “William” Liqiang, cung cấp cho Canberra thông tin về hoạt động của Bắc Kinh tại Australia, Hồng Kông và Đài Loan. Hồi tháng 10, Wang đã thừa nhận với ASIO rằng “cá nhân tôi tham gia vào một loạt các hoạt động gián điệp”.

Những vụ việc như trên khiến phản ứng của người dân Australia đối với Trung Quốc ngày càng tiêu cực. Chủ tịch Ủy ban tình báo quốc hội Australia Hastie nói rằng, văn phòng của ông đã nhận được email và thư từ nhiều người dân trên khắp đất nước, bày tỏ sự phẫn nộ và lo lắng về các hành động của Trung Quốc tại Australia. Nhiều người còn nghi ngờ về lòng trung thành của Gladys Liu, nghị sĩ đảng Tự do hồi tháng 9/2019 đã ấp úng khi bị chất vấn vì sao bà là thành viên của nhiều nhóm liên quan đến cơ quan nhà nước Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới