Saturday, January 18, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaGiới học giả TQ đổ lỗi cho Mỹ đang gây nguy hiểm...

Giới học giả TQ đổ lỗi cho Mỹ đang gây nguy hiểm cho hòa bình ở Biển Đông bằng cách thực thi các giải thích riêng về luật hàng hải

Trong bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Hoa nam buổi sáng” hôm 4/3, Tian Shichen, Giám đốc của Trung tâm Luật quốc tế về hoạt động quân sự ở Bắc Kinh đã chỉ trích sự can dự của Mỹ ở Biển Đông và đổ lỗi rằng Mỹ đang gây nguy hiểm cho hòa bình ở Biển Đông bằng cách thực thi các giải thích riêng về luật hàng hải. Đây là những lập luận phổ biến thường được giới học giả Bắc Kinh dùng để đáp trả Mỹ.

Những lập luận, lý lẽ được giới học giả TQ lợi dụng để chỉ trích Mỹ

Chuyên gia Trung Quốc đưa ra những lập luận lên án hành động can dự của Mỹ. Cho rằng năm 2018, Mỹ đã thực hiện 7 lượt tuần tra tự do hoạt động hàng hải chống lại Trung Quốc ở Biển Đông và năm 2019 thậm chí còn tăng hơn nhiều với sự hậu thuẫn của giới lãnh đạo dân sự và quân sự của Mỹ. Nhấn mạnh việc Mỹ gia tăng tuần tra ở Biển Đông có thể khiến nguy cơ va chạm với tàu Trung Quốc ngày càng lớn, nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu lầm, tính toán sai lầm hoặc xung đột thực sự, mà điển hình là vụ việc ngày 30/9/2019 khi tàu khu trục USS Decatur đã có cuộc chạm trán khoảng cách gần với một tàu Trung Quốc. Chuyên gia Tian Shichen chỉ trích Mỹ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà không phải Trung Quốc.

Vị chuyên gia Trung Quốc lập luận rằng Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải trên cơ sở cần thách thức các quốc gia có yêu sách chủ quyền quá mức là không chính đáng vì: i) Thứ nhất, một mình Mỹ không thể đóng vai trò là thẩm phán, đưa ra quyết định và tiến hành tự do hàng hải một cách phù hợp. ii) Thứ hai, chưa có tiêu chuẩn để xác định mức độ vượt quá của yêu sách hàng hải là gì. Lý tưởng nhất, đó phải là các quy tắc của luật pháp quốc tế, thường được cộng đồng quốc tế chấp nhận, như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Tuy nhiên, Mỹ lại không phải là nước tham gia ký kết UNCLOS 1982. Thay vào đó, Mỹ chỉ đưa ra những đánh giá của riêng mình theo sự hiểu biết và giải thích đơn phương của họ về các quy tắc. Điều này thường làm phát sinh các trường hợp của luật quốc tế Mỹ lên trên luật quốc tế. iii) Thứ ba, việc Mỹ ngày càng rút khỏi các hiệp ước đa phương và song phương, như Hiệp định khí hậu Paris và Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung khiến xung đột trong luật quốc tế ngày càng sâu sắc. iv) Thứ tư, vấn đề gây tranh cãi nhất liên quan đến quyền tự do đi lại vô hai cho các tàu chiến nước ngoài trong lãnh hải. Vấn đề cốt lõi là liệu các tàu chiến có được quyền đi lại vô hại như các tàu buôn hay không mà không cần thông báo trước hay cho phép. Cả Công ước Geneva 1958 và UNCLOS đều cố tình duy trì sự mơ hồ về vấn đề này, như đã được nhiều chuyên gia phương Tây thừa nhận. Bất chấp sự mơ hồ có chủ ý này trong hiệp ước, Mỹ khẳng định rằng tất cả các điều khoản trong UNCLOS, ngoại trừ những điều khoản hạn chế khai thác dưới đáy biển, phản ánh luật pháp quốc tế thông thường. Trong khi, lập luận này mang lại cho Mỹ sự chậm trễ trong việc lựa chọn và chọn các quy tắc cho lợi cho mình.

Chuyên gia Trung Quốc dẫn ra rằng theo cơ sở dữ liệu của Ủy ban các vấn đề về đại dương và Luật biển của Liên hợp quốc, 49 trong số tất cả các quốc gia hàng hải đã ban hành luật pháp quốc gia hạn chế việc tàu chiến vô hại đi qua (các nước thường gọi là Luật biển); 9 trong số các quốc gia này là ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Hàn Quốc. Thậm chí trích lại lời Elihu Root, Cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt, Đại diện cho Mỹ trong vụ kiện Ngư nghiệp Bờ biển Bắc Đại Tây Dương cho rằng “tàu chiến có thể không vượt qua nếu không có sự đồng ý vào khu vực này vì chúng đe dọa. Các tàu buôn có thể vượt qua vì chúng không đe dọa”. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc cản trở tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế là không có báo cáo về bất kỳ sự cản trở nào đối với các tàu thương mại trong khu vực. Giao thương đường biển qua Biển Đông không bị hề ảnh hưởng.

Cuối cùng, khi Mỹ quyết định rằng các yêu sách hàng hải của các quốc gia khác là quá mức bởi các tiêu chuẩn và tranh chấp hàng hải của riêng mình sau đó phát sinh, các tranh chấp đó nên được giải quyết như thế nào? Chuyên gia Trung Quốc cho rằng tranh chấp giữa các quốc gia thường dẫn đến chiến tranh, Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ ràng rằng tất cả các thành viên sẽ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, Tuy nhiên, kể từ năm 1949, Mỹ là quốc gia duy nhất, thông qua tự do hoạt động hàng hải như một chính sách của nhà nước, áp dụng lực lượng quân sự để giải quyết tranh chấp.

Kết thúc bài viết vị chuyên gia Trung Quốc kết luận rằng, phòng ngừa xung đột ở Biển Đông phụ thuộc vào việc Mỹ tuân thủ các quy tắc quốc tế thay vì các quy tắc đơn phương được Mỹ giải thích. Hòa bình và ổn định ở Biển Đông phụ thuộc vào việc Mỹ có thực hiện các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trên biển không thay vì dùng đến lực lượng quân sự để thực thi việc giải thích các quy tắc luật quốc tế một cách đơn phương.

Nhìn nhận khách quan từ giới chuyên gia, học giả quốc tế, khu vực

Tự do hàng hải hàng không là nguyên tắc được quy định rõ trong luật pháp quốc tế và đã được đông đảo các quốc gia, bao gồm cả giới nghiên cứu thừa nhận. Hành động và các tuyên bố của Mỹ cũng nhận được sự ủng hộ của các nước. Trong khi những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị dư luận lên án, bác bỏ mạnh mẽ. Vì vậy những lý lẽ mà giới học giả Trung Quốc đưa ra như trên cũng hoàn toàn vô giá trị.

Các chuyên gia luật quốc tế ủng hộ lập luận của Mỹ về hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông: i) Thứ nhất, theo nguyên tắc qua lại vô hại của UNCLOS, lực lượng hải quân nước ngoài có quyền quá cảnh trong lãnh hải 12 hải lý của một quốc gia, miễn là chiếc tàu đó không làm gì gây phương hại đến hòa bình. Nói một cách khác, ngay cả khi Mỹ công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đi chăng nữa (thực tế là không) thì luật pháp quốc tế vẫn cho phép Mỹ qua lại gần đó một cách hòa bình. ii) Thứ hai, chính vì các vùng lãnh thổ ở Biển Đông đang có tranh chấp, và bởi vì Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền này, nên Mỹ không cần phải công nhận lãnh hải hoặc không phận xung quanh bất kỳ cấu trúc nhân tạo nào của Trung Quốc hay của các nước khác. Nói ngắn gọn, lãnh hải là một chức năng của chủ quyền quốc gia được công nhận và nơi nào mà chủ quyền đó còn có tranh chấp, thì tàu bè và máy bay có thể tự do qua lại. iii) Thứ ba, ngay cả khi việc chiếm giữ Trường Sa của Trung Quốc không bị thách thức đi nữa, thì sự thật vẫn là bảy cấu trúc đảo của Bắc Kinh là nhân tạo. Theo UNCLOS, các hòn đảo nhân tạo không có lãnh hải hoặc vùng trời riêng. Thay vào đó, chúng chỉ được trao một vùng an toàn 500 m. Theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc hay bất cứ ai khác thậm chí không được tuyên bố có chủ quyền đối với các cấu trúc này. Theo logic này, thậm chí không có tranh chấp chủ quyền kéo dài, các rạn san hô như đá Vành Khăn, đá Gaven và đá Subi sẽ không có được vùng nước hoặc vùng trời riêng của chúng, và do đó có thể là các cấu trúc đặc biệt phù hợp cho việc quá cảnh xung quanh chúng.

Như trong quan điểm, lập trường của Việt Nam đã được nhiều nước chia sẻ, nhất trí là Việt Nam có chủ quyền của đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Với tư cách là quốc gia thành viên của UNCLOS 1982 và là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS 1982. Việt Nam đề nghị các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới