Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnIm lặng là vàng ?

Im lặng là vàng ?

Với TQ, trừ khi không thể, cuộc đấu trong đêm tối vẫn tốt hơn giữa thanh thiên bạch nhật, bởi sẽ tránh được sự lên án của dư luận quốc tế rằng: cao ngạo, xưng là “trỗi dậy hòa bình” mà ngang ngược chà đạp lên công pháp quốc tế.

TQ luôn dở các chiêu trò trên biển Đông

South China Morning Post, còn được dịch là Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, là tờ báo xuất bản bằng tiếng Anh tại Hồng Kông, từng có lượng phát hành lên tới hơn 10 vạn bản. Năm 1996, báo có thêm bản điện tử. Nếu ai đó muốn đánh giá thứ hạng, nếu không khẳng định đây là một tờ báo không lớn, thì cũng không thể chủ quan đến mức coi nó là báo nhỏ, xét về số lượng phát hành và người đọc.

Cuối tháng 2 vừa qua, tờ nhật báo này đưa một thông tin khiến dư luận chú ý: Đang có một cuộc “vờn nhau nguy hiểm” giữa lực lượng của ba nước Malaysia, Việt Nam và Trung Quốc, diễn ra tại vùng biển chồng lấn chủ quyền trên Biển Đông liên quan đến các hoạt động thăm dò dầu khí.

Nhớ lại, vụ “Tư Chính” tháng 7 năm 2017 – tức vụ TQ cho tàu Hải Dương 8, với sự hộ tống của tàu hải cảnh khổng lồ, thực hiện cái gọi “khảo sát địa chất” tại vùng đặc quyền kinh tế của VN, VN đã làm “om sòm” trước cộng đồng quốc tế và dư luận bằng hệ thống truyền thông hàng nghìn đầu báo. Đồng thời, qua kênh ngoại giao, Hà Nội liên tục phản đối TQ, đòi Bắc Kinh phải rút tàu.

Bất chấp sự phẫn nộ của VN và sự phê phán của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, TQ, như một gã đô vật lỳ lợm, vẫn lừ lừ, lầm lũi thực hiện cái gọi là “khảo sát” cho tới khi họ nói là “xong việc” (?!).

Tiếp sau vụ Tư Chính gây hấn với VN, TQ cũng cho tàu hải cảnh dằn mặt Malaysia trong hoạt động khảo sát, khai thác dầu khí.

Không đấu khẩu nhiều về công luận, nhưng bộ trưởng Ngoại giao Malaysia khi đó – ông Saifuddin – cũng đã khẳng khái rằng: “Chúng tôi không muốn xung đột xảy ra, nhưng trang thiết bị cần được nâng cấp, để có thể kiểm soát vùng biển của mình tốt hơn trong trường hợp xung đột với một nước lớn ở Biển Đông”. Diễn dịch ra, câu đó có thể hiểu là: một khi ép nhau tới đường cùng, Malaysia sẽ quyết sống mái một phen.

Ấy vậy mà đối với vụ “vờn nhau nguy hiểm” mà tờ South China Morning Post mới thông tin, tới nay, truyền thông cả ba bên liên quan: Malaysia, VN, TQ đều “lặng như tờ”.

Sao vậy, khi mà cả ba quốc gia, có thể kém nhau về tiền, về súng đạn, nhưng về khả năng sử dụng truyền thông thực hiện cuộc chiến công luận thì chưa biết là ai kém ai ?

Thực ra, có thể giải thích được việc TQ bỗng “hiền lành” một cách bất thường trong vụ này. Với TQ, la toáng lên trước chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Là bởi, theo Phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) thành lập theo Phụ lục 7 Công ước LHQ về Luật Biển, Bắc Kinh chẳng có lý do gì để mà can dự tại khu vực mà tờ South China Morning Post gọi là “khu vực chồng lấn” đó. Nhưng, là vốn kẻ cả, bất chấp công pháp quốc tế để khăng khăng yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” một cách tham lam, TQ luôn nhảy bổ vào tranh chấp với bất kỳ ai.

Trơ tráo, nhưng với TQ, trừ khi không thể, cuộc đấu trong đêm tối vẫn tốt hơn giữa thanh thiên bạch nhật, bởi sẽ tránh được sự lên án của dư luận quốc tế rằng: cao ngạo, xưng là “trỗi dậy hòa bình” mà ngang ngược.

Nhưng còn VN và Malaysia thì sao ?

Cũng có thể hiểu được. Vì xét cho cùng, dù đều có tuyên bố chủ quyền, cùng cho tàu hiện diện (được gọi là “vờn nhau”) để khẳng định chủ quyền, nhưng hai bên lại cũng cùng là nạn nhân bị TQ bắt nạt. Thế nên, một cuộc dàn xếp, đối thoại nội bộ thay vì khẩu chiến công khai – điều mà TQ hẳn mong muốn lắm – vẫn là cách tính khôn ngoan hơn trong tính huống này.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới