Saturday, December 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mới‘Nên đi hay ở lại?’ – Lựa chọn khó khăn cho người...

‘Nên đi hay ở lại?’ – Lựa chọn khó khăn cho người TQ tại Ý giữa mùa dịch nCov

Nhiều người Trung Quốc ở Ý, ổ dịch COVID-19 lớn nhất châu Âu, đang suy xét nên tiếp tục ở lại hay về nước.

 

Thành phố Ôn Châu, Trung Quốc và thành phố Roma, Ý cách nhau khoảng 9.300 km (5.800 dặm) nhưng dường như sự lo lắng về dịch COVID-19 ở hai nơi là như nhau.

Điều này có vẻ đúng đối với hàng ngàn doanh nhân từ thành phố ven biển phía Đông Trung Quốc đã chuyển đến thủ đô của Ý trong vài thập niên qua và lập nên một trong những cộng đồng lớn nhất của Trung Quốc tại nước này.

Theo dữ liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc, khoảng 100.000 người đến từ Ôn Châu, và 100.000 người khác từ quận Thanh Điền gần đó, đã chuyển tới sống ở Ý. Có một cộng đồng người Hoa khá lớn ở thành phố Milan. Nhưng nhiều người đang xem xét tương lai ngắn và dài hạn của họ khi virus corona tấn công Ý, khiến 4.636 người nhiễm bệnh và 197 người trong số đó đã tử vong tính đến trưa ngày 7/3.

Ông Wu Yue, một doanh nhân đến từ tỉnh Phúc Kiến đã sống ở Rome 20 năm, cho biết nhiều người Trung Quốc ở Ý đã lo lắng và tự hỏi liệu có nên trở về nhà hay không.

 “Các bệnh viện ở Ý có thể điều trị tốt cho bệnh nhân, nhưng khả năng ứng phó với tình trạng khẩn cấp của chính phủ là không lý tưởng”, ông Wu nói.

Kinh doanh đang xấu đi ở Ý khi chính phủ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của nCov bằng cách đóng cửa các trường học trên cả nước và phong tỏa hàng chục thị trấn ở miền Bắc nước này.

Ý đã hành động nhanh hơn các nước châu Âu khác trong việc đưa ra các biện pháp y tế công cộng, trong đó có việc dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, mặc dù điều đó không đủ nhanh để ngăn chặn virus xâm nhập vào Ý. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Milan và Bệnh viện Sacco hôm 4/3 đã xác nhận rằng nCov đã xuất hiện ở Ý vài tuần trước khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện.

Bất chấp lệnh cấm các chuyến bay, du khách và doanh nhân Trung Quốc vẫn có thể quay trở lại đại lục bằng cách, đầu tiên bay tới các sân bay châu Âu hoặc vùng khác rồi từ đó về nước.

Ông Wu cho biết, ông nghe nói rằng một số người Trung Quốc đã thuê nguyên chuyến bay để trở về Trung Quốc hoặc quá cảnh qua Nga hoặc Phần Lan.

 “Tôi đã nghĩ tới việc để vợ và con về nước, nhưng rồi tôi quyết định không làm vậy vì nguy cơ bị lây nhiễm trong chuyến hành trình kéo dài 17 giờ”, ông Wu nói.

Một sinh viên Trung Quốc ở Milan có họ là Liang, cho biết nhiều bạn học của cô đã trở về Trung Quốc, nhưng cô vẫn quyết định ở lại.

“Tôi thấy mình may mắn vì tôi làm việc bán thời gian trong một lĩnh vực chuyên nghiệp, vì vậy tôi vẫn có lương. Tuy nhiên, các nhà hàng nơi một số bạn cùng lớp của tôi làm việc lại không thể giữ nhân viên vì tình hình kinh doanh xấu đi, nên các bạn tôi về nhà trong thời gian này”.

Đối với những người đã quay trở lại Trung Quốc, câu hỏi tiếp theo là khi nào nên quay lại Ý.

Anh Chen Guangzhen đã bị mắc kẹt tại quận Vĩnh Gia ở Ôn Châu kể từ khi anh trở về Trung Quốc vào tháng 12/2019. Khi số ca nhiễm nCov mới đã chững lại ở Ôn Châu, một trong những thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nhất bên ngoài tâm dịch Hồ Bắc, anh Chen chuẩn bị trở về Ý để điều hành cửa hàng tạp hóa gần Rome.

 Nhưng sau đó, tình hình bắt đầu tồi tệ ở Ý, buộc anh phải hoãn việc quay trở lại.

“Tôi đã đặt một chuyến bay trở lại Ý vào Chủ nhật, nhưng bây giờ tôi phải hủy nó”, ông Chen nói. “Theo như tôi biết, không có ai trong số những người Vĩnh Gia từ Ý trở về Trung Quốc gần đây. Chúng tôi hiện đang khuyến khích họ không nên trở về. Rốt cuộc, có nhiều rủi ro trong quãng hành trình hơn so với khi ở nhà”.

Tuy nhiên, một nỗi sợ lớn hơn đối với người di cư Trung Quốc là liệu họ có còn được chào đón khi xuất hiện việc phân biệt chủng tộc và một số người Ý coi người Trung Quốc là nguồn gốc của những gì đất nước họ đang phải chịu đựng vì dịch bệnh.

Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto – một trong ba khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của miền Bắc nước Ý – đã buộc phải xin lỗi sau khi ông nói trên truyền hình vào tháng trước rằng: “Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho dịch bệnh này vì chúng tôi đã thấy họ ăn chuột sống hoặc những thứ như thế”.

RELATED ARTICLES

Tin mới