Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ không còn độc quyền với đất hiếm

TQ không còn độc quyền với đất hiếm

Trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, một trong những biện pháp Trung Quốc tận dụng để đáp trả là dừng xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ– thứ nguyên tố thiết yếu cho ngành công nghệ cao. Chính quyền Trung Quốc coi đất hiếm là “con át chủ bài trong tay Bắc Kinh”. Nhưng đất hiếm mà Trung Quốc sở hữu có thực sự đủ mạnh để đe dọa Tổng thống Trump và ngành công nghệ toàn cầu?

 Đất hiếm là gì?

Theo Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC), các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen.

Đất hiếm đối với ngành công nghệ cao

Đất hiếm được dùng trong các công nghệ sạch và xanh, làm chất xúc tác trong ngành lọc dầu, trong nhiều loại hợp kim cao cấp, trong công nghiệp điện tử – màn hình phẳng, DVD, GPS – công nghiệp thuỷ tinh và đồ gốm công nghiệp, trong các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng… Các chất neodymium và samarium có vai trò thiết yếu trong các loại nam châm vĩnh cửu, vừa mạnh, vừa nhẹ hơn các loại nam châm thường, lại rất dễ làm nhỏ, dùng trong các máy tính điện tử, trong máy xe hơi điện và máy điện gió…. Quan trọng không kém, đất hiếm được dùng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.

Trung Quốc dùng đất hiếm là “vũ khí” trong cuộc chiến tranh thương mại có thành công?

Việc sử dụng thế độc quyền về đất hiếm làm lợi thế nhằm gây sức ép buộc đối phương phải nhượng bộ của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia phải lo ngại, trong đó có Washington. Thậm chí Quốc hội nước này đã phải mở một phiên điều trần có tên gọi “Sự độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm: Ý nghĩa đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ” để thảo luận về vấn đề này.

Trên thực tế, Trung Quốc sở hữu khoảng 30,6% khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm trên thế giới , trong khi đó Mỹ chiếm 14,7% trữ lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nước sử dụng đất hiếm hàng đầu thế giới do có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài Trung Quốc, thì các mỏ đất hiếm cũng được phát hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Nhật Bản, Đông Nam Á, Australia, Ấn Độ và một số khu vực nằm tại phía đông và phía nam châu Phi.

 Mặt khác, các công ty công nghệ cũng đã bắt đầu tìm ra các giải pháp mới để việc dùng đất hiếm được tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong một bản báo cáo về trách nhiệm đối với môi trường năm 2019, tập đoàn công nghệ Apple cho biết, họ đã bắt đầu tiến hành việc tái chế đất hiếm từ những chiếc điện thoại iPhone cũ và các sản phẩm khác.

Theo trang TheBL, việc sản xuất gần như độc quyền các nguyên tố được gọi là đất hiếm của Trung Quốc đã giảm đáng kể do sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia khác trong hoạt động này. Hiện tại, các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và Myanmar đang bắt đầu nổi bật trong ngành công nghiệp này, sản xuất khoảng 40% trữ lượng của thế giới .

Trên thực tế, Hoa Kỳ đang xây dựng một nhà máy để xử lý đất hiếm, điều này sẽ tránh được việc vận chuyển chúng đến lãnh thổ Trung Quốc, nơi trước đây chúng được sản xuất. Chúng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất vi mạch, điện tử và động cơ điện, bao gồm mọi thứ từ điện thoại thông minh đến tên lửa.

Theo bình luận của các chuyên gia của CNN, hiện Trung Quốc không chỉ gặp khó khăn từ Washington, mà ngay cả kinh tế nước này cũng đang có nhiều dấu hiệu về các ảnh hưởng xấu bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, dịch tả châu Phi, dịch cúm COVID-19. Và quân át chủ bài đất hiếm cũng chỉ giúp cho Trung Quốc thấy rằng đây có thể là một canh bạc không thành công.

RELATED ARTICLES

Tin mới