Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhững dẫn chứng cho thấy TQ lập ra Trung tâm cứu hộ...

Những dẫn chứng cho thấy TQ lập ra Trung tâm cứu hộ Biển Đông chỉ nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự thay vi hỗ trợ cứu nạn người dân

Năm 2019, Trung Quốc gây chú ý dư luận khi công khai việc thành lập và đưa vào sử dụng “Trung tâm cứu hộ hàng hải” trên đảo Chữ Thập ở Biển Đông với những mục đích “hào phóng, trách nhiệm”. Tuy nhiên, trên thực tế trong suốt thời gian qua, Trung tâm này chỉ phục vụ cho ý đồ hiện thực hóa âm mưu bành trướng chủ quyền ở Biển Đông.

Những tuyên bố, hứa hẹn của TQ

Đầu năm 2019, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc loan tin công khai rằng đã thành lập ra một trung tâm cứu hộ hàng hải ở trên đảo Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Bộ này tuyên bố rằng trung tâm được xây dựng để bảo vệ tốt hơn an toàn giao thông và vận tải ở Biển Đông thông qua việc cung cấp các dự báo hàng hải, báo động thảm họa và cứu hộ, cứu nạn người dân trên biển. Hơn thế, Trung Quốc còn tuyên bố trung tâm này không chỉ phục vụ người dân Trung Quốc mà còn cho người dân tất cả các nước khác. Trung Quốc sau đó cũng liên tục đưa vào sử sụng, biên chế các loại tàu cứu hộ, tàu bệnh viện hay các loại hình thông tin, cảnh báo vệ tinh để phục vụ hoạt động nhân đạo.

Thực tế diễn ra không như những gì TQ tuyên bố

Đầu tiên, tại đá Chữ Thập, 1 trong 7 thực thế bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp cải tạo và quân sự hóa trái phép ở Trường Sa, thực tế đây là một tiền đồn quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đá này là địa điểm của một căn cứ không quân, bao gồm đường băng dài 3.125 m và một địa điểm radar cảnh báo sớm. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đây là “căn cứ tiên tiến nhất của Trung Quốc” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, với 12 hầm trú ẩn cứng với mái có thể thu vào để phóng tên lửa di động. Nó có đủ nhà chứa để chứa 24 máy bay chiến đấu và bốn máy bay lớn hơn. Đường chạy đủ dài để đáp máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc, có thể thực hiện các hoạt động chiến đấu trong phạm vi 3.500 dặm của rạn san hô bồi đắp. Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tham gia xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, tạo ra 7 hòn đảo và 3.200 mẫu đất mới. Đá Subi là lớn nhất trong số 7 tiền đồn nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa. Subi, cùng với các rạn san hô Vành Khăn, Chữ Thập có cơ sở hạ tầng quân sự bao gồm đường băng. Subi cách Trung Quốc khoảng 1.200 km (750 dặm), giờ là nơi trú ngụ của hơn 400 ngôi nhà. Một số nhà bình luận đã chỉ ra rằng nó có thể là một căn cứ trong tương lai cho hàng trăm lính thủy đánh bộ của Quân đội Trung Quốc. Như vậy có thể khẳng định, bản chất của đá Chữ Thập, nơi đặt trung tâm cứu hộ hàng hải của Trung Quốc là một căn cứ quân sự rõ ràng. Và trung tâm này nhằm phục vụ ý đồ quân sự hóa của Trung Quốc, củng cố sự hiện diện và lôi kéo người dân bám trụ ở đá này mà vốn chỉ là một rạn san hô chìm khi thủy chiều lên và nhấp nhô khi thủy chiều xuống, hoàn toàn không có người ở.

Thứ hai, trong suốt hơn 1 năm qua, “trung tâm cứu hộ” nói trên của Trung Quốc chưa cứu vớt trường hợp gặp nạn nào, thậm chí còn từ chối. Vụ việc gây bức xúc nhất trong dư luận diễn ra vào tháng 10/2019, khi Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu cá Việt Nam gặp nạn. Lúc đó, tàu cá tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569 TS với 12 lao động đã bị gãy trục láp, phải thả trôi trên biển ở khu vực đảo Bạch Quy, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam phát thông báo hàng hải đề nghị các tàu cá phối hợp hỗ trợ, lai dắt tàu cá QNa 90569 TS về bờ. Theo đề nghị của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam), phía Trung Quốc đã cử 1 tàu cứu nạn đến khu vực đảo Bạch Quy để cứu nạn tàu cá QNa 90569 TS. Nhưng khi đến hiện trường, lực lượng cứu nạn Trung Quốc xác định sự cố tàu QNa 90569 TS chỉ cứu hộ, không phải cứu nạn, đồng thời và cho hay để được thực hiện cứu hộ phải trả tiền theo thỏa thuận.

Những vụ việc khác liên quan việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu thuyền các nước cũng khiến dư luận bất bình, diễn ra thường xuyên nhất đối với tàu cá Việt Nam và Philippines. Vụ việc tàu Trung Quốc truy đuổi khiến một tàu cá Việt Nam bị chìm sau đó không cứu giúp, thậm chí ngăn cản lực lượng chức năng Việt Nam đến cứu hộ diễn ra vào tháng 3/2019. Hay vụ việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Gem-Ver 1 của Philippines cùng toàn bộ ngư dân sau đó bỏ mặc không cứu diễn ra vào tháng 6/2019, sau đó được tàu Việt Nam cứu giúp sống sót trở về. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana lúc đó đã lên án mạnh mẽ hành động của tàu Trung Quốc và cảm ơn tàu Việt Nam đã cứu mạng sống của 22 ngư dân Philippines.

Đây là một số dẫn chứng điển hình nhất để khẳng định việc Trung Quốc lập ra cái gọi là Trung tâm cứu hộ hàng hải ở Biển Đông tại đá Chữ Thập thực chất chỉ là núp danh dân sự, mà ý đồ chính của Trung Quốc là nhằm phục vụ các yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới