Friday, January 10, 2025
Trang chủĐàm luậnMột mũi tên hai đích?

Một mũi tên hai đích?

Dư luận ngờ rằng, ẩn sau mục đích công khai là “nghiên cứu”, Bắc Kinh muốn thực hiện âm mưu “Một mũi tên hai đích” (thành ngữ Hán: “Nhất tiễn song điêu” vậy).

Biển Đông không phải “ao nhà” của TQ

Ngày 11 và 13/3, Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc CGTN cùng trang tin điện tử Globalnation của Philippines có một tin khiến dư luận, nhất là những chuyên gia nghiên cứu biển Đông không thể không chú ý: tàu nghiên cứu Tansuo-1 của TQ, nhổ neo từ tỉnh Hải Nam để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là “nghiên cứu biển Đông”.

Mục tiêu nghiên cứu được thông tin rõ: đo thông số và lấy mẫu sinh vật biển, mẫu địa chất và mẫu hải dương học ở Biển Đông.

Dường như để thuyết phục dư luận, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu biển sâu tại Đại học Tôn Trung Sơn, TQ còn khẳng định: “Chúng tôi dự định nghiên cứu các núi ngầm và đồng bằng ở Biển Đông, cũng như địa chất và mức độ ô nhiễm môi trường” .

Nghĩa là, đây chỉ thuần túy là hoạt động khoa học, phục vụ cho mục tiêu khoa học.

Thời gian nghiên cứu cũng được khẳng định, chỉ kéo dài 20 ngày.

Dù đã thông tin cụ thể như trên, những dư luận lại đang hoài nghi và từ hoài nghi đến bất bình về bản chất thật của cái gọi là “nghiên cứu” đó.

Họ ngờ rằng, ẩn sau mục đích công khai kia, Bắc Kinh muốn thực hiện âm mưu độc “Một mũi tên hai đích” (Nhất tiễn song điêu – như một thành ngữ của TQ).

Thứ nhất, TQ muốn khẳng định biển Đông thực sự là “ao nhà” của họ – như yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” mà họ đơn phương đưa ra và khăng khăng ép các quốc gia duyên hải phải chấp nhận, bất luận vào tháng 7/2016, Tòa trọng tài LHQ (PCA) thành lập theo Phụ lục 7 Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS 1982) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền tham lam “đường 9 đoạn” trong vụ kiện của PLP đối với TQ – vụ kiện bắt đầu sau khi nước này bị TQ dùng thủ đoạn kiểm soát bãi cạn Scarborough năm 2012.

Một khi coi biển Đông là “ao nhà”, TQ cho rằng, họ đương nhiên có quyền làm bất kỳ việc gì họ muốn.

Và trong thực tế, với danh nghĩa đó, Bắc Kinh đã thực hiện những cuộc “nghiên cứu” và “khảo sát” không thể chấp nhận được ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí, nhiều lần, họ còn cho tàu vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, điển hình là vụ “giàn khoan Hải Dương 981” năm 2014 và vụ “Tư Chính” năm 2019.

Là “ao nhà” – điều đó cũng có nghĩa Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất cứ hoạt động nghiên cứu nào của những quốc gia khác, cho dù đó là những quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, như VN, PLP, Malaysia, Indonesia…

Năm 2012, TQ từng cho tàu hải giám, tàu cá cắt cáp, phá cáp tàu khảo sát Bình Minh 2 của VN 2 lần trong các năm 2011 và 2012. Từ nhiều năm nay, nhiều lần tàu hải giám TQ cũng quấy nhiễu, đe dọa hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của VN, PLP, Malaysia.

Thứ hai, từng thể hiện sức mạnh quân sự trên biển qua phô trương tàu sân bay, tên lửa đạn đạo, lực lượng tàu ngầm đông đảo, tối tân và tập trận, TQ còn muốn khẳng định sức mạnh hàng hải thông qua sự hiện diện của tàu lặn Dũng sĩ Biển sâu (Deep Sea Warrior) được tàu Tansuo-1 chở theo cùng 60 nhà khoa học biển. Tàu lặn này thuộc loại tối tân, có thể lặn sâu tới 4.500 mét.

Được biết, TQ cũng đang thiết lập một phòng thí nghiệm hiện đại lớn tại tỉnh Hải Nam với khoản đầu tư lên tới 21 triệu USD tại TP Tam Á. TQ nói rằng: phòng thí nghiệm hiện đại này nhằm góp phần phát triển mạnh mẽ tiềm năng kinh tế của Biển Đông.

Tuy nhiên, người ta vẫn hoài nghi rằng, bên cạnh mục đích công khai kia, phòng thí nghiệm có “nghiên cứu” những vấn đề liên quan việc hiện thực hóa tham vọng về “đường chín đoạn” nhằm nuốt gọn biển Đông của họ.

Chú thích ảnh: Biển Đông không phải “ao nhà” của TQ

RELATED ARTICLES

Tin mới