Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhật Bản biên chế tàu tàu khu trục Maya: TQ còn dám...

Nhật Bản biên chế tàu tàu khu trục Maya: TQ còn dám thách thức ở Hoa Đông

Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản (MSDF, 19/3) đã chính thức đưa vào biên chế tàu khu trục có trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mới nhất. Đây là loại tàu đầu tiên được trang bị một tên lửa đánh chặn do Nhật Bản và Mỹ cùng phát triển. Điều này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hải quân của Nhật Bản.

Tàu khu trục siêu hiện đại

Theo thông tin trên, tàu khu trục mới được biên chế có tên Maya, một trong hai tàu khu trục thế hệ mới lớp 27DDG có khả năng trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo ngăn chặn các mối đe dọa tầm ngắn và tầm trung với tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 Block IIA. Kinh phí xây dựng chiến hạm này rơi vào khoảng 168 tỷ Yên (tương đương 1,5 tỷ USD) và nó sẽ được trang bị nhiều công nghệ hiện đại vượt trội hơn các lớp tàu khu trục trước đó của Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Tàu trên đã được Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản bàn giao cho Bộ Quốc phòng trong một buổi lễ tại xưởng đóng tàu ở Yokohama, phía Nam thủ đô Tokyo. Phát biểu trong buổi lễ bàn giao, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono bày tỏ hy vọng tàu khu trục Maya sẽ đi đầu trong năng lực phòng không tên lửa toàn diện của nước này.

Theo MSDF, tàu Maya thuộc lớp 27DDG có chiều dài 170 m, lượng giãn nước 8.200 tấn và hệ thống động lực chính kết hợp tua-bin khí-điện kiểu COGLAG đang sử dụng trên tất cả các tàu mới nhất của nước này; JS Maya có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 55 km/h. Tàu được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline 9.0 (phiên bản tối tân nhất hiện nay) của Lockheed Martin (Mỹ), ra-đa tìm kiếm mặt nước mới AN/SPQ-9B của Northrop Grumman (Mỹ), hệ thống thủy âm mới với anten ở dưới sống tàu và anten kéo, và một mạng lưới cảm biến tích hợp điều khiển hỏa lực (CEC) đồng bộ. Tên lửa biên chế trên tàu sẽ là SM-3 Block IIA được Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể Nhật Bản sẽ mua thêm tên lửa đánh chặn SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho tàu chiến để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại phương tiện bay không người lái, máy bay chiến đấu và một số loại tên lửa hành trình. Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản sẽ kết nối hệ thống CEC trên tàu với máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-2D Hawkeye, giúp tối ưu hóa phối hợp tác chiến trước các mối đe dọa từ đối phương. Nhiều nguồn tin còn tiết lộ rằng trong tương lai gần, những tàu thuộc lớp 27DDG sẽ được nâng cấp vũ khí, trang bị các hệ thống vũ khí nguyên lý mới mà Nhật đang phát triển là ụ pháo ray điện từ và các hệ thống la-de phòng vệ.

Trước đó, JMSDF (17/7/2019) cũng đã hạ thủy tàu khu trục Haguro, được trang bị hệ thống Aegis mới nhất của JMSDF. Tàu do Tập đoàn Hàng hải thống nhất Nhật Bản (JMU) đóng mới. Tàu trị giá khoảng 173,4 tỷ yên (1,6 tỷ USD) và dự kiến đi vào hoạt động vào khoảng tháng 3/2021. Khi tàu khu trục Haguro đi vào hoạt động, Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ có 8 khu trục hạm được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Trong số 8 tàu này có các tàu khu trục lớp Maya, gồm JS Maya (DDG-179) và JS Haguro (DDG-180). Trong đó tàu Maya sẽ được đưa vào vận hành vào tháng 3/2020. Tàu Haguro nặng 8.200 tấn, dài 170 m và phần rộng nhất đo được là 21 m, được tích hợp hệ thống phối hợp tác chiến (CEC) có khả năng xác định vị trí của tên lửa, máy bay và chia sẻ thông tin với các lực lượng Mỹ và đồng minh. Được biết, Aegis là hệ thống phòng thủ tên lửa do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất. Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán 2 hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore cho Nhật Bản với tổng giá trị lên tới 2,15 tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ triển khai 2 hệ thống Aegis Ashore tại tỉnh Akita và Yamaguchi từ năm tài khóa 2023.

Trung Quốc sẽ đau đầu

Nhiều ý kiến cho rằng bất chấp sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản mới là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á. Theo National Interest, lực lượng hải quân đáng gờm nhất châu Á có tổng cộng 114 chiến hạm và 45.800 nhân viên tình nguyện. Lực lượng này sở hữu một hạm đội lớn gồm các tàu khu trục nhanh, mạnh, các tàu ngầm tấn công diesel-điện cực kỳ hiện đại, cùng với các tàu đổ bộ có thể chuyên chở xe tăng và lục quân. Hải quân Nhật Bản có khả năng săn lùng tàu ngầm, chống lại các hạm đội tàu xâm lược và bắn hạ tên lửa đạn đạo của kẻ địch. Tuy sở hữu sức mạnh đáng gờm như vậy, nhưng đây không phải là một lực lượng hải quân thực sự, mà chỉ là một đội phòng vệ trên biển.

Về mặt kỹ thuật, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (MSDF) là một “lực lượng tự vệ” được thành lập để vượt qua những giới hạn mà hiến pháp nước này quy định đối với lực lượng vũ trang. Nhưng nếu xét về sức mạnh tàu chiến, MSDF chính là lực lượng hải quân mạnh nhất ở châu Á. Thành phần chính của MSDF là một hạm đội gồm 46 tàu khu trục và tàu hộ tống, nhiều hơn cả tổng số loại tàu tương tự trong biên chế của Anh và Pháp cộng lại. Được tổ chức thành các đội tàu hộ tống, lực lượng này được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản khỏi các cuộc chiến tranh xâm lược, giúp giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của nước này và giữ cho các tuyến đường biển luôn thông suốt. 

Loại tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Nhật Bản là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kongo, có tên gọi Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai. Cả 4 khu trục hạm này đều được đặt theo tên các chiến hạm và tàu tuần dương trước đây, một thực tế thường được tránh nói đến nhưng đang trở nên phổ biến hơn khi những hồi ức về Thế chiến II phai nhạt dần. Các tàu khu trục lớp Kongo được phát triển dựa theo nguyên mẫu khu trục hạm phiên bản Flight I thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ về hình dạng tổng thể và vũ khí. Giống như lớp Burke, trái tim của tàu chiến lớp Kongo là hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không. Nó cũng cung cấp một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo cho Nhật Bản, chỉ cần 2 chiến hạm lớp Kongo là có thể bảo vệ phần lớn lãnh thổ nước này.

Vũ khí trang bị cho các khu trục hạm chủ yếu dùng vào mục đích phòng thủ, với 90 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41, lắp đặt ở phía trước và sau boong tàu. Chiến hạm lớp Kongo mang tên lửa phòng không SM-2MR và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IB, loại tên lửa này sẽ sớm được thay thế bằng phiên bản IIA mới hơn. Các tàu khu trục còn trang bị 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 127mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm và 2 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx 20 mm.

Một tàu chiến đáng gờm khác của Nhật Bản là tàu sân bay trực thăng Izumo. Với lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn và chiều dài hơn 244m, Izumo có đường băng nối thẳng từ đầu đến đuôi tàu, một tháp chỉ huy các hoạt động bay, các thang máy nâng máy bay và một khoang chứa máy bay bằng chiều dài của tàu. Mặc dù trông có vẻ giống một tàu sân bay thông thường, nhưng Nhật Bản khẳng định Izumo thực ra lại là một “tàu khu trục trực thăng”. Izumo không thể mang các chiến đấu cơ cánh cố định nhưng có thể chở đến 14 máy bay trực thăng. Nhiệm vụ của các trực thăng có thể khác nhau, từ tác chiến chống tàu ngầm, dò tìm thủy lôi cho đến tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ bằng trực thăng. Điều này khiến Izumo trở thành một nền tảng linh hoạt, có khả năng thực thi hàng loạt nhiệm vụ khác nhau. Hiện Nhật đang chế tạo chiếc tàu thứ hai thuộc lớp này mang tên Kaga.

Lực lượng tàu ngầm cũng là một thành phần quan trọng của MSDF. Nhật Bản đang xây dựng một lực lượng gồm 22 chiếc tàu ngầm để đối phó với sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Hạm đội sẽ bao gồm các tàu ngầm thuộc 2 lớp là lớp Oyashio cũ, và lớp Soryu mới hơn, nguy hiểm hơn. Với lượng giãn nước 4.100 tấn khi lặn, Soryu là lớp tàu ngầm lớn nhất của Nhật sau lớp I-400 hồi Thế chiến II. Các tàu ngầm được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập Stirling, giúp tàu ngầm âm thầm hoạt động dưới nước tới 2 tuần mà không cần nổi lên, và có thể di chuyển với tốc độ lên đến 24 km/h trên mặt nước và 37 km/h khi lặn. Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, với 20 ngư lôi hạng nặng Type 89 do Nhật tự chế và các tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất. Soryu cũng có thể rải thủy lôi để phong tỏa các eo biển, ngăn không cho quân địch xâm nhập.

Hải quân Nhật còn sở hữu 3 tàu đổ bộ xe tăng lớp Osumi. Các tàu này giống tàu sân bay cỡ nhỏ có boong tàu dài 130 mét dọc theo thân tàu, nhưng lại không được trang bị thang nâng và khoang chứa máy bay. Tàu được thiết kế để nhanh chóng di chuyển các xe tăng thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất giữa các đảo chính của Nhật, giúp tăng cường lực lượng đối phó với các hành động xâm lược. Tàu lớp Osumi có thể chuyên chở tới 1.400 tấn hàng hóa, 14 xe tăng Type 10 hoặc Type 90, cùng với 1000 binh sĩ. Được trang bị tốt sàn và tàu đổ bộ đệm khí LCAC do Mỹ thiết kế, tàu lớp Osumi có thể nhanh chóng vận chuyển các loại khí tài hạng nặng vào bờ. Khả năng này đặc biệt hữu ích bởi chiến lược quốc phòng linh hoạt mới của Nhật đòi hỏi lực lượng đổ bộ có khả năng giành lại những hòn đảo bị kẻ thù chiếm đóng.

Vì vậy, với việc trang bị thêm tàu khu trục mới, hải quân Nhật Bản đang dần lấn lươt hơn so với Trung Quốc. Một khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động khiêu khích, đe dọa chủ quyền của Nhật Bản ở khu vực Hoa Đông thì chắc chắn sẽ nhận được sữ đáp trả cứng rắn và có phần thảm khốc của Tokyo.

RELATED ARTICLES

Tin mới