Saturday, May 4, 2024
Trang chủĐàm luậnCuộc chiến giá dầu và con bài của TQ ở Biển Đông

Cuộc chiến giá dầu và con bài của TQ ở Biển Đông

Cuộc chiến giá dầu giữa Nga vàSaudi Arabi tiếp diễn trong tình hình giá daàu thế giới tiếp tục lao dốc thảm hại. Tổng thống Nga và Mỹ đã đồng ý kế hoạchmở cuộc tham vấn song phương, tìm cách ổn định thị trường năng lượng, tránh gây thiệt hại cho hai nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.

Trong khi các “ông lớn” đều sôi lên sùng sục thì Trung Quốc, một quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới đang quan sát và lặng lẽ chờ thời. Bắc Kinh vẫn rất kín tiếng về vấn đề nóng bỏng này, trong khi đó lại huênh hoang nói rằng, họ đang giương cao ngọn cờ khôi phục nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19

Cuối tháng 3 vừa qua, giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ chạm đáy 20 USD, giá dầu Brent Biển Bắc xuống 23 USD/thùng. Mức giá các loại dầu ở mức thấp nhất trong 18 năm qua. Do giá dầu lao đốc như chiếc xe không có phanh hãm trong bối cảnh chính phủ nhiều nước áp đặt lệnh phong tỏa nhằm phòng, chống dịch Covid-19, khiến nhu cầu dầu mỏ sụt giảm rất mạnh. Giá dầu lao dốc còn do các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabi và Nga chạy đua tăng sản lượng sau khi hai bên không đạt thỏa thuận cắt giảm nguồn cung từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác ngoài khối (OPEC+).

Bất chấp sức ép từ Mỹ – nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới – Saudi Arabi tuyên bố sẽ không đàm phánvới Nga để cân bằng thị trường dầu mỏ. Thậm chí Saudi Arabi còntuyên bố, từ tháng 5 tới sẽ tăng lượng xuất khẩu dầu thêm 600 nghìn thùng/ngày, đạt mức kỷ lục 10,6 triệu thùng/ngày.

Nguồn cung vẫn tăng trong khi nhu cầu giảm mạnh khiến thị trường “vàng đen” bị chao đảo. Sắp tới dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm từ 15 đến 20 triệu thùng/ngày, (giảm 20% so với năm 2019) chonên việc các nước cắt giảm lượng lớn sản lượng sẽ là việc không thể không làm.

Mỹ sẽ là nước thiệt hại nghiêm trọng trong cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabi. Giá dầu xuống thấp đe dọa các nhà sản xuất ở Mỹ vì chi phí quá cao, giáng đòn mạnh vào ngành công nghiệp dầu đá phiến. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi đây là cuộc chiến dầu mỏ “điên rồ”. Bở tới đây giá dầu thô của Mỹ có thể giảm xuống dưới mức 20 USD/thùng, theo đó nhiều công ty dầu mỏ của Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản.

Trong lúc con thuyền dầu mỏ sắp đăm, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin đã điện đàm nhất trí để các quan chức năng lượng hàng đầu hai nước thảo luận về thị trường dầu mỏ toàn cầu.  Hai bên đồng ý sẽ phối hợp chặt chẽ hơn giữa hai nước thông qua Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Việc tìm cách cứu con thuyền sắp đắm tạobước ngoặt mới trong “ngoại giao dầu mỏ” toàn cầu kể từ khi OPEC+ thất bại trong việc tìm kiếm một thỏa thuận cắt giảm sản lượng và châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabi.

Về phía Trung Quốc, trong thời gian qua, nước này đã nhiều lần tìm cách can thiệp và ngăn cản các hoạt động khai thác của Malaysia và Việt Nam. Bình tĩnh nhìn lại có thể thấy Bắc Kinh đã nhìn rất xa vấn đề dầu mỏ. Trung Quốc đã có “lộ trình” trong việc liên tục gây áp lực lên các hoạt động khai thác dầu khí của nước khác trong khu vực. Chẳng thế mà báo chí quốc tế từng bình luận rằng, Biển Đông có thể trở thành một “vùng Vịnh thứ hai”, với trữ lượng dầu khí lớn kèm theo nguy cơ xung đột cao.

Trong “lộ trình” tưởng như chỉ có kinh tế đơn thuần, Trung Quốc đã tìm mọi cách cản trở việc thăm dò và khai thác dầu khí của các nước khác, nhằmtiến tới độc chiếm các vùng khai thác, hoặc ít nhất buộc các nước trong ASEAN phải chấp nhận cho các công ty Trung Quốc khai thác chung, như trường hợp của Philippines.

Về mặt lí thuyết, Trung Quốc đưa các điều khoản ngăn cấm sự hiện diện của “các nước bên ngoài khu vực”. Từ đó họ tạo cớ xua đuổi, hoặc tạo áp lực lên công ty nước ngoài thuộc các quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng hợp tác cùng khai thác với các nước trong khu vực. Việc làm này là mũi tên nhằm vào hai đích: giành miếng bánh tài nguyên và gây áp lực chính trị.

Trong cuộc chiến biển Đông và dầu khí này Trung Quốc ngánnhất là Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đủ tiềm lực kinh tế và quân sự để đối đầu với Trung Quốc. Tìm các “giải hòa” Bắc Kinh lên tiếng đề nghị Mỹ có thể hiện diện ở Biển Đông nếu như tích cực thúc đẩy hợp tác khai thác tài nguyên với các nước có tranh chấp. 

RELATED ARTICLES

Tin mới