Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnÚc-Trung: Sự thật thắng xảo ngôn

Úc-Trung: Sự thật thắng xảo ngôn

Sau khi tờ Daily Telegraph của Úc nhận được lá thư “phàn nàn” của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney về những thông tin đại dịch virus Vũ Hán của tờ báo này, tác giả Tim Blair đã có đôi lời đáp trả sắc sảo.

Blair mở đầu bài viết: Tuần rồi, tờ Daily Telegraph của Úc đã nhận được một lá thư của Toà Lãnh Sự Trung Quốc than phiền về việc tờ báo đã có thái độ thù địch với Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19.

Sau đây là câu trả lời cho từng điểm mà Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc nêu ra trong thư:

Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc (TQ): Gần đây báo Daily Telegraph đã có một số bài viết và ý kiến về việc TQ đối phó với COVID-19 với đầy sự thành kiến, thiên vị và kiêu ngạo.

Daily Telegraph (DT): Nếu một tờ báo quốc doanh ở TQ mà nhận được loại khiếu nại này thì những ngày tiếp theo sẽ có những nhà báo thức dậy trong tù và nội tạng của họ sẽ bị thu hoạch.

TQ: Xác định nguồn gốc virus là vấn đề khoa học đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở khoa học.

DT: Chắc chắn là vậy. Như thế nào là chuyên nghiệp và dựa trên khoa học khi Triệu Lập Kiên vào ngày 12/03/2020 đã giúp Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quân đội Hoa Kỳ mang COVID-19 đến Vũ Hán?

TQ: Nguồn gốc virus vẫn chưa rõ, và WHO đã chính thức gọi tên con virus là COVID-19.

DT: WHO cũng từng chỉ định kẻ độc tài sát nhân Robert Mugabe của Zimbabwe làm Đại sứ Thiện chí của WHO và vào ngày 02/03/2020, tổ chức này tuyên bố rằng sự kỳ thị virus đáng sợ hơn bản thân virus nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới làm rất nhiều thứ ngu ngốc.

TQ: Động cơ thực sự của các vị sau nỗ lực gắn liền con virus với Trung Quốc là gì và thậm chí nói rằng con virus là “made in China” (sản xuất bởi Trung Quốc).

DT: Động cơ của chúng tôi là sự chính xác. Chính vì thế mà chúng tôi đâu có nói con virus này xuất phát từ Bognor Regis (khu nghỉ mát bên bờ biển miền Nam nước Anh) hay “made in Panama” đâu.

TQ: Người dân Vũ Hán thực sự đã hy sinh rất nhiều để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

DT: Bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã làm mọi cách để cảnh báo với mọi người về sự bùng phát của virus. Sau đó, như tờ New York Times đưa tin, đầu tháng 1, anh ta bị cả quan chức y tế và cảnh sát gọi lên, và buộc phải ký một tuyên bố thừa nhân rằng cảnh báo của anh ta là một tin đồn vô căn cứ và bất hợp pháp. Và giờ đây anh ấy đã chết, đó cũng là sự hy sinh đấy.

TQ: Để gây sự chú ý và quảng cáo cho tờ báo, các vị còn gọi thành phố Vũ Hán là thành phố xác sống và gọi chợ hải sản Vũ Hán là Chợ Dơi. Sao các người có thể thấp kém vậy?

DT: Trong thế giới văn minh, “Bradman bats and bats and bats” là biểu ngữ báo chí nổi tiếng. Ở Vũ Hán đó là tên của một nhà hàng.

(Cách chơi chữ của người Úc, trong đó Bradman là danh thủ khúc côn cầu nổi tiếng của Úc, “bat” cũng là cây côn khúc lừng danh của ông, và “bat” trong tiếng Anh cũng là cú đánh bất ngờ. DT dùng khẩu ngữ nổi tiếng để châm biếm với một nghĩa khác của “bat” là dơi – Biên tập viên).

TQ: Hiệu quả của công tác phòng chống dịch của Trung Quốc đã khẳng định tính đúng đắn của triết lý lấy dân làm gốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chứng minh ưu thế của hệ thống chính trị ở Trung Quốc.

DT: Trong năm 2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng Trung Quốc đã hành quyết số người nhiều hơn tổng số phạm nhân bị hành quyết của thế giới cộng lại. Xin vui lòng cho chúng tôi biết thêm về triết lý lấy dân làm gốc, và cần bao nhiêu viên đạn để thực hiện triết lý đó.

TQ: Thay vì công nhận và đối diện với sự thật trên tờ báo của mình, các vị lại tấn công Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền TQ bằng những ngôn từ ác độc.

DT: Nhưng chúng tôi chưa bị bỏ tù và xử bắn. Đâu là công lý trong chuyện này?

TQ: Đánh giá của các vị dựa trên sự giàu nghèo của người khác hay dựa trên sự thành kiến về ý thức hệ?

DT: Chúng tôi thừa nhận có thành kiến với mọi chế độ độc tài. Đó là thất bại bi thảm của chúng tôi.

TQ: Từ ngày 3/1/2020 Trung Quốc đã cập nhật thông tin với WHO và cộng đồng thế giới đúng theo quy định.

DT: Ngày 14/1/2020 tức là 11 ngày sau khi các vị cập nhật theo quy định, WHO đã phát đi một thông tin sai lệch lố bịch này: Các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi các nhà chức trách Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus corona (2019-nCoV) được xác định tại Wuhan, Trung Quốc.

TQ: Dịch bệnh đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và Trung Quốc đang làm hết sức mình để hỗ trợ các nước khác chống dịch.

DT: Hàng ngàn bộ xét nghiệm virus do Trung Quốc sản xuất và khẩu trang y tế đã được gửi tới Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, hóa ra là “dưới tiêu chuẩn hoặc khiếm khuyết”, theo BBC.

Và ABC tuần này đã báo cáo rằng hơn 800.000 khẩu trang đã bị thu giữ bởi các sĩ quan của Lực lượng Biên phòng Úc sau khi những chiếc khẩu trang này được phát hiện là hàng giả hoặc bị lỗi.

Cảm ơn vì tất cả sự giúp đỡ của các vị.

TQ: Virus không quan tâm tới biên giới.

DT: Vậy tại sao sau đó Trung Quốc đóng cửa biên giới ngày 28/03/2020, ngay cả khi đã tuyên bố chiến thắng trước sự lây lan của virus?

TQ: Các vị nhiều lần đặt câu hỏi về những đánh giá tích cực của WHO đối với việc phòng chống dịch của Trung Quốc, các vị chắc cũng biết WHO là tố chức quốc tế có thẩm quyền nhất trong y tế công cộng toàn cầu, với hơn 190 thành viên bao gồm cả Úc.

DT: Hãy cứ nhìn vào con số đó.

TQ: Bất chấp các thông tin có thẩm quyền do Trung Quốc và các ý kiến chuyên môn của WHO cung cấp, các vị đã trích dẫn một số cái gọi là phân tích chiến lược… Các vị có biết tổ chức nơi những người này làm việc (nơi công bố các phân tích nhắc tới trước đó) đã bị lộ là nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hoa Kỳ không?

DT: Hoa Kỳ năm ngoái đã đóng góp gần 900 triệu đô la cho WHO thiêng liêng. Quan điểm của các ngài là gì, thưa ngài?

TQ: Các bài báo gần đây của các vị về dịch bệch tại Trung Quốc toàn phóng đại, vô trách nhiệm và đầy ý đồ chính trị.

DT: Ồ chúng tôi thật xấu xí. Xin hãy gửi cho chúng tôi biên bản mà bác sĩ Lý Văn Lượng ký xác nhận anh ấy tung tin đồn nhảm phá hoại an ninh trật tự xã hội, để chúng tôi có thể ký tên lên theo.

Bài viết này của Blair không chỉ được đăng trên phiên bản điện tử của tờ Daily Telegraph, mà cả bản báo giấy hôm 4/4 cũng dành trọn hai trang 6 và 7 để đăng cuộc đối đáp phản biện này.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới