Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMượn chuyện biểu tình ở Mỹ để gây hấn, Hoa Xuân Oánh...

Mượn chuyện biểu tình ở Mỹ để gây hấn, Hoa Xuân Oánh bị bẽ mặt

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 30/5 đã mượn sự kiện xảy ra tại bang Minnesota để khiêu khích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ trên Twitter, kết quả tiếp tục bị cư dân mạng ngoài Trung Quốc làm bẽ mặt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus hôm 29/5 đã có cuộc trả lời phỏng vấn với Đài CNN về vấn đề Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, sau đó bà đã tweet video phỏng vấn trên Twitter, đồng thời nói: “Thật xấu hổ khi ĐCSTQ phá vỡ lời hứa với người dân Hồng Kông sớm 27 năm. Đây là một thời điểm then chốt trong lịch sử để lên tiếng chống lại một ĐCSTQ hung hăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Hồng Kông và vì luật pháp.”

Hai tiếng sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh hồi đáp Morgan Ortagus rằng: “‘Tôi không thể thở’ (I can’t breathe).”

Bà Hoa Xuân Oánh cố ý dùng câu này để ngầm chỉ nước Mỹ đang bùng nổ hoạt động biểu tình. Do một người đàn ông da đen hôm 25/5 đã tử vong trong lúc đang bị một cảnh sát khống chế, bang Minnesota bùng phát biểu tình và xung đột bạo lực sau đó lan ra nhiều nơi ở Mỹ, hiện tại đã bước sang ngày thứ 5.

Người tử vong tên là George Floyd, 46 tuổi, có video cho thấy ông ta bị khống chế nằm dưới đất, bị một cảnh sát người da trắng dùng đầu gối đè lên cổ, khiến ông ta không thể thở được.

Sau đó, bang Minnesota đã sa thải 4 cảnh sát, cảnh sát Derek Chauvin đè lên cổ George Floyd bị truy tố tội danh mưu sát cấp 3, và sẽ ra hầu tòa lần đầu tiên vào ngày 1/6.

Ông Tim Waltz – Thống đốc bang Minnesota hôm 30/5 cho biết, cục diện cuộc kháng nghị hiện tại đã xa rời mục đích ban đầu, đã không còn liên quan đến việc kháng nghị việc George Floyd bị cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ dẫn đến tử vong. Nhiều nơi ở bang Minnesota xảy ra hiện tượng người biểu tình đốt phá và cướp bóc.

Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh muốn lên tiếng cho người da đen đã chết kia chăng? Dòng tweet này của bà Hoa Xuân Oánh đã bị cư dân mạng tiếng Trung và tiếng Anh làm bẽ mặt bằng các bình luận gay gắt.

Phóng viên an ninh quốc gia nổi tiếng, người am hiểu Trung Quốc Bethany Allen Ebrahimian đã hồi đáp một cách chua cay tweet của bà Hoa Xuân Oánh: “Tôi hoan nghênh ĐCSTQ ủng hộ công lý chủng tộc tại Mỹ”.

“Tất nhiên, bình luận của Bộ Ngoại giao về vấn đề này có lẽ không xuất phát từ thiện ý. Nhiều người ủng hộ ĐCSTQ thực sự tin rằng Mỹ ủng hộ hoạt động kháng nghị tại Hồng Kông là kiểu giễu cợt bất chấp đạo lý, do đó họ nghĩ một tweet như thế này (tweet của bà Hoa Xuân Oánh) đang chứng minh điều gì đó.”

“Ngoài ra, những ngày này, môi trường trong nước Mỹ chúng ta có chút kỳ quái (Ám chỉ Twitter gắn nhãn cảnh báo đối với tweet của Tổng thống và Nhà Trắng, nhưng lại không gắn nhãn đối với các tài khoản tuyên truyền của ĐCSTQ), cho nên tôi thấy tôi cần nhắc lại, quan chức chính phủ nước ngoài công khai phát biểu nhận định đối với vấn đề nội chính nước Mỹ đang có nhiều tranh cãi KHÔNG phải là một kiểu hình thức can dự chính trị.”

“Loại bình luận khai này (trong tuyên truyền của ĐCSTQ) cũng cần được phân biệt với chiến lược nổi tiếng của Liên Xô, đó là NGẦM kích động căng thẳng chủng tộc ở nước ngoài bằng cách ngầm phát tán thông tin giả hoặc NGẦM hỗ trợ vật chất cho một số nhóm người nhất định.”

Hình ảnh bài viết trên trang nhất do Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản vào ngày 16/4/1968. Người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là Mao Trạch Đông “tuyên bố ủng hộ người da đen Mỹ đấu tranh chống bạo lực” (Ảnh từ internet).

Hình ảnh bài viết trên trang nhất do Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản vào ngày 16/4/1968. Người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là Mao Trạch Đông “tuyên bố ủng hộ người da đen Mỹ đấu tranh chống bạo lực”. (Ảnh từ internet).

 Cư dân mạng nói, chỉ cần hiểu một chút bối cảnh lịch sử của ĐCSTQ liền biết vì sao họ lại biểu thị ủng hộ hoạt động biểu tình của Mỹ.

Có cư dân mạng so sánh vụ án George Floyd tại Mỹ và vụ án Lôi Dương ở Bắc Kinh (năm 2016) và trả lời Hoa Xuân Oánh: “Cảnh sát Mỹ trong vụ án George Floyd ‘phạm hết sai lầm hết lần này đến lần khác’. Đầu tiên là quá trình chấp pháp có thể để cho bị quay lại video, ngay cả điện thoại trước tiên đều không cướp đi. Tiếp đó là, không biết bôi nhọ cho người da đen kia bằng một tội danh mua dâm, để chỉ trích thậm tệ về mặt đạo đức trước; không kịp thời phủi sạch quan hệ, lôi ra một nhân viên làm việc tạm thời để gánh tội; không xóa, không kiểm soát bình luận, không phát động dư luận viên mạng bình luận để dẫn hướng dư luận. Điều quan trọng nhất là, khuôn mẫu của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) trong xử lý sự kiện Lôi Dương có sẵn rồi, ngay cả sao chép, bắt chước cũng không biết.”

Có cư dân mạng so sánh việc ĐCSTQ chỉ thị cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực đối đãi đến chết người kháng nghị Hồng Kông với vụ án George Floyd tại Mỹ, phản bác bà Hoa Xuân Oánh rằng cơ bản là đang khuấy đục nước. Cư dân mạng giải thích nói, một bên (Mỹ) dường như đại biểu quyền lực công, là hành vi của người cá biệt hay một bộ phận người nào đó; một bên (ĐCSTQ) dường như là vụ án, là hành vi cố ý của đảng.

Còn có nhiều cư dân mạng cũng đăng những hình ảnh cảnh sát Hồng Kông đàn áp người dân Hồng Kông không lý do trong cuộc kháng nghị phản đối Dự luật Dẫn độ hồi năm ngoái, video cảnh sát Hồng Kông đè người biểu tình dưới đất, để so sánh. Họ liên tiếp nói: “Người Hồng Kông không thể thở?”, “Người Trung Quốc không thể thở?”

Cũng có cư dân mạng nói, “Khi Hoa Xuân Oánh biểu thị bà ta ‘không cách nào thở được’ đối với người Mỹ đa đen đã chết kia, hiện tại nếu Trung Quốc tiếp tục xảy ra sự kiện vây đánh người da đen, Hoa Xuân Oánh xem xong phải chăng sẽ ‘tắt thở” luôn?”.

“Nước Mỹ trực tiếp sa thải cảnh sát phạm lỗi. Còn ĐCSTQ là đàn áp ‘bạo dân’ thành công, thì công khai tăng lương thăng chức để biểu dương.”

Có người nói thẳng, “Lợi dụng việc cảnh sát Mỹ gần đây thực thi pháp luật quá mức khiến đương sự tử vong, từ đó dẫn đến kháng nghị chống phân biệt chủng tộc, mượn đó để chế nhạo chính phủ Mỹ, còn đàn áp bạo lực ở Hồng Kông, trại tập trung chủng tộc ở Tân Cương, bà có nhìn thấy hay không?

Còn có cư dân mạng bày tỏ cảm xúc, cùng một sự việc xảy ra ở Mỹ và Trung Quốc Đại Lục, kết quả lại hoàn toàn khác nhau, tin ĐCSTQ cũng bằng như sinh mệnh không có tương lai và hy vọng. “ĐCSTQ hại rất nhiều người trên toàn thế giới không thể thở được! Khiến cho rất nhiều người trên toàn thế giới mất đi rất nhiều người thân!”

RELATED ARTICLES

Tin mới