Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐường sắt Cát Linh- Hà Đông thực sự là của nợ

Đường sắt Cát Linh- Hà Đông thực sự là của nợ

Khi Tổng thầu TQ là Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt TQ (CRSG) liên tục “lỡ hẹn” dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì nhiều nước đang lo ngại rơi vào bẫy nợ công ty mẹ của CRSG khi có nguy cơ chậm tiến độ.

1.ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45 184 732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần). Chúng ta hãy so sánh với đường sắt trên cao ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia từng xuất hiện trên báo Lao Động trong một bài viết của Đại sứ Việt Nam tại các nước Trung Đông Nguyễn Quang Khai.
Dự án này cũng từ Trung Quốc, dài 31,1km, 39 nhà ga. Tốc độ tàu chạy có thể đạt tới 70 km/giờ , vốn đầu tư chỉ 475 triệu USD và hoàn thành sau 38 tháng. Lạ chưa vì chiều dài hơn hai lần còn số tiền bỏ ra chỉ bằng một nửa của đường Cát Linh – Hà Đông?
Vấn đề đặt ra và những người ký kết hợp đồng với Trung Quốc phải trả lời minh bạch cho quốc dân đồng bào biết vì sao cũng với tiêu chuẩn tương tự, công nghệ tương tự, nguồn vốn tương tự so với đường trên cao ở Ethiopia…Cát Linh- Hà Đông chỉ dài bằng 1/3, nhưng delay cả thập kỷ, vốn đầu tư 891 triệu, tính theo km thì gấp 4 lần.

2. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ

Được chỉ định thầu xây dựng tuyến đường sắt này, có chiều dài 13,05 km, khởi công từ năm 2011, nhưng gần 10 năm vẫn còn đắp chiếu. Tổng mức đầu tư ban đầu được thẩm định là 8.770 tỉ đồng nhưng tới nay đã đội lên 18.002 tỉ đồng, tức tăng hơn gấp đôi. Dự án này thực hiện bằng vay vốn ODA của Trung Quốc là 13.867 tỉ đồng và vốn đối ứng là 4.134 tỉ đồng.
Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc. Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.

3. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU

Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0. Chưa đi nên chưa biết tầu hiện đại ra sao, nhưng bằng mắt thường quan sát bên ngoài thì nó trông không được hiện đại, thậm chí trông rất tầm thường không tương xứng với thời đại ngày nay mà có cảm tưởng nó được sản xuất những năm 80 của thế kỷ trước.

4. QUÁ CHẬM

Tàu trên cao không có bất kỳ chướng ngại nào, có thể nói là một mình một đường mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là rất chậm. Thế mà vận tốc khai thác bình quân là 35km/h, từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, lại càng quá chậm.

5. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN

Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15000 đ/lượt. Vấn đề là không phải ai cũng hào hứng trèo lên cao một cách khó nhọc để đi vài km, người ta thà đi xe buýt, xe ôm hay taxi còn hơn.
Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.
Kết luận của Kiểm toán nhà nước: “Phân tích hiệu quả tài chính cho thấy tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn lãi suất vay, giá trị hiện tài ròng âm. Tỉ số chi phí xét trên góc độ tài chính cho thấy sẽ phải bù lỗ” Đại khái là lỗ, cứ chạy là lỗ. Chả khác nào bô xit Tây Nguyên càng khai thác nhiều càng lỗ nhiều.

6. KHÔNG AN TOÀN

Trên tất cả – đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc nói rằng:”Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông được coi là công trình mẫu mực về kết nối sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’ của Trung Quốc với quy hoạch ‘Hai hành lang, một vành đai’ của Việt Nam, có lợi cho thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước”.
Nhưng với người dân thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung thì Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có thể nói là khúc xương khó nuốt vì nó, nói chính xác hơn, chính là cái bẫy nợ mà người anh em bốn tốt bạn mười sáu vàng đã tặng chúngta.

RELATED ARTICLES

Tin mới