Thursday, May 2, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ trước nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp!

TQ trước nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp!

Nỗi lo vỡ đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử của Trung Quốc đang gây hoang mang lớn không chỉ đối với người dân nước này mà nó loang nhanh như một cơn lũ, khiến các nước chung quanh không thể “bình chân như vại”.

Cuối cùng thì Bắc Kinh cũng buộc phải công bố hôm 29-6, thừa nhận đập Tam Hiệp đã xả lũ lần đầu trong năm nay. Và đáng lo ngại hơn, một đợt lũ mới đang tràn về lưu vực đập Tam Hiệp ( có diện tích khoảng 1 triệu km2).

Trước đó, hôm 27/6, một đoạn video xuất hiện cho thấy lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra tại TP Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Người dân ở đây đổ dồn sự nghi ngờ rằng, đập Tam Hiệp đã mở cửa xả lũ, bởi Nghi Xương nằm kề dưới đập Tam Hiệp.

Mặc dùtruyền thông Trung Quốc loan tin các con đập Tam Hiệp, Gezhouba, Xiluodu và Xiangjiaba đang tập trung “sản xuất điện”. Song một số trang tin Hồng Kông cho rằng đập Tam Hiệp chỉ xả lũ khẩn cấp để ngăn conđập khổng lồ được ví như “Vạn lí trường thành thứ hai” khỏi bị phá hủy.

Từ lâu đập Tam Hiệp đã bị nghi vấn về độ an toàn do quy mô quá lớn và các yếu tố kĩ thuật không đáp ứng. Năm 2019, khi xuất hiện ảnh Google Maps người dân Trung Quốc rất hoảng loạn khi thấy đập Tam Hiệp dường như bị biến dạng. Lúc này Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời chuyên gia Trung Quốc để trấn an dư luận. Ông Quách Tấn, một chuyên gia tại Viện cơ học công trình thuộc Cục Địa chấn Trung Quốc nói: “Đập Tam Hiệp là một dự án tuyệt đối an toàn, có thể tồn tại lên tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực Trái đất, không có ngoại lực nào, dù là lũ lụt hay động đất, có thể làm con đập biến dạng”. 

Về nguy cơ vỡ đập có thể thấy từ sông Dương Tử. Đây là dòng sông luôn có dòng nước lớn từ thượng nguồn và các nhánh sông ở giữa, dẫn đến lũ lụt dễ dàng xảy ra, nhất là vào mùa mưa. Đã vậy sông Dương Tử không có hồ lớn ở giữa và ởtrên để trữ lũ, dòng sông lại quanh co, hiểm trở .

Những ngày qua, do lượng mưa lớn bất thường ở trung và thượng lưu sông Dương Tử, khiến cho lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Việc mở hai cửa xả là nhằm xả lũ. Để cứu đập, người ta bất chấp mối đe dọa lũ sẽ dìm hàng triệu người dân trong lũ siết. Vào lúc 8 giờ sáng 29/6, 34 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã hoạt động gần hết công suất. Trước đó, vào lúc 14 giờ chiều 28-6, dòng chảy của hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi ngày trước đó.

Theo dự báo,trong các ngày 1 và 2/7, sẽ có mưa vừa đến mưa lớn gần các nhánh ở thượng lưu sông Dương Tử. Sau đó mưa lớn và mưa bão cục bộ có thể xảy ra ở thượng nguồn sông Gia Lăng và sông Hán. Theo đó, hồ chứa Tam Hiệp có thể hứng chịu đợt lụt mới từ đầu đến khoảnggiữa tháng 7. Thật là “họa vô đơn chí”, thành phố Vũ Hán ở hạ lưu đập Dương Tử còn chưa hoàn hồn trong “trận lũ dịch Covid-19”có khả năng lạibị trận lũ cứu đập Tam Hiệp tấn công.

Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA), hôm 30/6, mưa lớn ở miền Nam và Tây Nam Trung Quốc đang gia tăng, bắt đầu từ 8 giờ sáng 30/6 đến 8 giờ sáng 1/7. Đây là ngày thứ 29 liên tiếp Trung Quốc mưa lớn xảy ra trên cả nước. Mưa lũ đã ảnh hưởng tới 26 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc và gần 14 triệu người. Hiện lưu vực sông Trường Giang đã bước vào mùa lũ chính và đây là một giai đoạn quan trọng để kiểm soát lũ. 

Tính từ hôm 20/6, domưa lớn ở nhiều khu vực trung lưu và hạ lưu Trường Giang đã dẫn tới nước lũ vượt mức cảnh báo trên 58 con sông ở 12 tỉnh thành gồm Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Quý Châu.Các khu vực dọc hai bờ Trường Giang và các nhánh của con sông này thường chịu cảnh lũ lụt vào mùa hè ở Trung Quốc.

Nếu mưa lũ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tới, đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ, như Nhật báo Kinh tế Hong Kong bình luận. Những nghi vấn về con đập này sẽ còn cồn lên dài dài.

Hậu quả của lối làm bừa phán ẩu ở Trung Quốc một lần nữa lại thấy rõ qua việc xả lũ đập Tam Hiệp vô cùng nguy hiểm này. Tính mạng người dân các khu vực lân cận đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Thế nhưng Bắc Kinh luôn tìm cách ém nhẹm những thông tin bất lợi. Và trong khi thông tin trong nước đang mù mịt, họ thường tán phát sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài. Chẳng hạn là tung ra những luận điệu sai trái: “nguy cơ” Trung Quốc đang bị tấn công trên Biển Đông (!)

RELATED ARTICLES

Tin mới