Friday, November 15, 2024
Trang chủĐàm luậnĐập Tam Hiệp: “họa” với TQ ?

Đập Tam Hiệp: “họa” với TQ ?

Thời điểm này, người ta càng hốt hoảng hơn khi truyền thông đăng tải ảnh chụp từ vệ tinh của Google Maps hồi tháng 7/2019 dường như cho thấy đập Tam Hiệp bị lõm. Chuyên gia thủy lợi hàng đầu TQ, ông Vương Duy Lạc còn đặt ra nghi vấn về sự an toàn của công trình này, cùng lời cảnh báo: con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào.

Đập Tam Hiệp biến dạn lan truyền trên mạng xã hội

Nhiều người biết câu“Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, nôm na, hiểu là: may mắn (phúc) thường không đến nhiều; còn những điều không may (họa) thì thường hay gặp. Sâu xa hơn, câu này như sự đúc kết của cổ nhân trong quá trình quan sát cuộc sống thế gian, đồng thời, cũng là lời cảnh giới đối với người đời. Tác giả của nó là Lưu Hướng, tự là Tử Chính, tên thật là Canh Sinh – người nổi tiếng hay chữ, là dòng dõi tôn thất nhà Hán, cháu bốn đời của Sở Nguyên Vương Lưu Giao, em trai của Hán Cao Tổ.

Vận hạn thế nào, thời điểm này, TQ dường như đang bị báo ứng như lời tiền nhân của họ. May chưa thấy đâu, chỉ thấy họa. Kể sơ sơ, cũng đủ khiến khối người tin.

Họa thứ nhất, là cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng lên khốc liệt năm 2019, vắt sang đầu năm nay. Trong thế giới hội nhập, một cuộc chiến thương mại khiến cả hai bên đều thiệt hại. Nhưng so găng với kẻ trên cơ như Mỹ, TQ hiển nhiên chịu hậu quả nặng nề: môi trường đầu tư bỗng thành bất ổn; hàng loạt tập đoàn, công ty tháo chạy sang các nước khác; sản xuất đình trệ, nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu – như Huawei – khó khăn chưa từng thấy; cùng nhiều hậu quả tiêu cực khác.

Họa thứ hai, là con virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) bỗng khiến Vũ Hán – thành phố công công nghiệp quan trọng bậc nhất của TQ – thành ổ dịch đầu tiên. Trả giả bằng hàng nghìn người chết, kinh tế tê liệt, đình trệ, cuối cùng, với sự tập trung cao độ mọi nguồn lực, TQ đã bao vây, khống chế, dập được ổ dịch Vũ Hán.

Vậy mà, nền kinh tế vừa khởi động lại chưa bao lâu, đất nước vừa thoát khỏi thời gian phong tỏa, giãn cách, thì những ngày này, TQ lại đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ hai của con “virur Vũ Hán”, diễn ra ngay tại Bắc Kinh, với nhiều chục ca nhiễm ghi nhận thêm mỗi ngày. Tình hình căng thẳng tới mức chính quyền thủ đô phải áp dụng biện pháp tái cách ly cục bộ với quy mô hàng trăm nghìn dân ở một số điểm trong thành phố.

Họa thứ ba, đúng là “thù trong giặc ngoài”, giữa lúc “lò lửa” Hong Kong đang cháy phừng phừng, thì lại xảy ra cuộc đụng độ dữ dội với Ấn Độ nơi biên giới với hàng gần trăm người tử vong cho cả hai bên. Để tránh một cuộc đấu súng thực sự, cả hai bên Trung – Ấn đều kiềm chế. Nhưng vốn dĩ, vấn đề biên giới giữa hai quốc gia đông dân này âm ỉ từ lâu, vậy nên, chẳng ai dám lạc quan rằng: căng thẳng đã được loại bỏ hoàn toàn; súng đạn, tên lửa, xe tăng đã được cất vào kho.

Họa thứ tư, tại biển Đông, nơi TQ muốn biến thành “ao nhà”, mấy ngày này,  ba nhóm tàu sân bay gồm Theodore Roosevelt, Ronald Reagan, Nimitz  của Mỹ nghênh ngang hiện diện. Mạng xã hội Twitter của Hải quân Mỹ  liên tục đưa tin, đăng ảnh về cái mà Mỹ gọi là “tập huấn” – nhưng thực chất, cần được hiểu là đáp lại việc TQ lợi dụng dịch giã, triển khai nhiều hoạt động nhằm chiếm thế thượng phong trên địa bàn chiến lược này.

Họa thứ năm, tiếp theo việc ngày 12/12/2019, Maylaysia đệ trình hồ sơ lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) xin công nhận thềm lục địa mở rộng theo Điều 76 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở, cả  VN, PLP, Indonesia cũng theo nhau gửi LHQ công hàm.
Và “tuy ba mà một”, về nội dung, cả ba công hàm của ba quốc gia cứng đầu này cùng phản đối yêu sách “đường chín đoạn” khiến TQ, ngoài thì ra vẻ dửng dưng, nhưng chắc chắn, thâm tâm không thể không cảm thấy ê chề mặt mày trước cộng đồng quốc tế.

Họa thứ sáu, đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 70 năm trở lại đây đã gây lũ lụt nghiêm trọng cho 26 tỉnh thành ở TQ và ảnh hưởng đến cuộc sống của 14 triệu người; gần 100 người đã thiệt mạng và mất tích.
Mức nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp –  con đập lớn nhất hành tinh với chi phí xây dựng lên tới gần 40 tỷ USD – đã lên tới 147m hồi cuối tuần trước, cao hơn 2m so với đường cảnh báo lũ lụt. Dòng chảy đã tăng lên 26.500m3 mỗi giây.

Truyền thông nhà nước TQ thì nói cứng như “không có gì đáng ầm ĩ”, nhưng mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những hình ảnh kinh hoàng về mưa, lũ cùng tin đồn rằng đập này sắp “toang” đến nơi. Và một khi “toang”, 42 tỷ m3 nước của hồ chứa sẽ  đổ ập xuống,biến hàng triệu sinh mạng thành …cá.  

Thời điểm này, người ta càng hốt hoảng hơn khi truyền thông đăng tải ảnh chụp từ vệ tinh của Google Maps hồi tháng 7/2019 cho thấy dường như đập Tam Hiệp bị lõm. Đã vậy, chuyên gia thủy lợi hàng đầu TQ, ông Vương Duy Lạc, hiện sống ở Đức, còn bồi thêm đòn trong dư luận khi đặt ra nghi vấn về sự an toàn của công trình này, cùng lời cảnh báo: con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào !

Tạm kể sơ 6 cái “họa” nêu trên. Bảo rằng: “họa vô đơn chí” đang “vận” vào TQ –  Không phải sao ?

RELATED ARTICLES

Tin mới