Friday, January 10, 2025
Trang chủThâm cung bí sửBản đồ chứng minh Việt Nam có chủ quyền trên hai quần...

Bản đồ chứng minh Việt Nam có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã qua 45 năm. Từ ngày ấy cho tới nay, chủ quyền về các quần đảo của Việt Nam bị uy hiếp nghiêm trọng liên tục do hoạt động vũ trang lấn chiếm của Trung Quốc.

 

Bản đồ An Nam Quốc Hồng Đức (1490), bản đồ đầu tiên có Quần đảo Hoàng Sa (đời Lê Thánh Tông)

Cũng kể từ đó, vấn đề Biển Đông đã trở thành điểm nóng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trở thành vấn đề an ninh của ASEAN. Đã có hàng trăm cuộc đàm phán đa phương, song phương với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo và các chứng cứ về chủ quyền biển đảo của các nước đều đã được các quốc gia công bố. Philippines đã sử dụng các chứng cứ về chủ quyền biển đảo của mình để thắng kiện Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế La Hay. Việt Nam trong nhiều năm nay cũng đã đưa ra các bằng chứng về biển đảo của mình trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc và công bố quốc tế.

Để có thêm các bằng chứng về chủ quyền biển đảo của nước ta, Tạp chí Phương Đông đã nghiên cứu và tập hợp các nguồn tài liệu thu thập từ trong và ngoài nước để có cách nhìn được hệ thống hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phần họa đồ về chủ quyền biển đảo nước ta; các số tiếp theo sẽ giới thiệu các thư tịch ghi về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sau đó sẽ là phần chiếm hữu thực tế.

Trong số này, mục họa đồ sẽ có 3 loại: Bản đồ Việt Nam thời phong kiến; Bản đồ Việt Nam do phương tây vẽ; và Bản đồ do Trung Quốc vẽ.

I. Bản đồ Việt Nam thời phong kiến là bản đồ do người Việt Nam vẽ hoặc người nước ngoài (giáo sĩ) sống ở Việt Nam vẽ. Bản đồ Hồng Đức có lẽ là bản đồ đầu tiên của Việt Nam

1. Bản đồ Đại Việt trong tập Hồng Đức Bản đồ

Bản đồ này được vẽ vào thế kỷ XV – 1490 đời Lê Thánh Tông. Thời đó nước ta có 13 thừa tuyên (tỉnh). Bản đồ Hồng Đức vẽ đầy đủ các đơn vị hành chính (thừa tuyên) đồng thời có mô tả quần đảo Hoàng Sa.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì qua Hồng Đức bản đồ ta thấy dân Việt đã khám phá và khai thác Hoàng Sa trong Biển Đông từ thời Lý, Trần. Hồng Đức Bản đồ còn có tên là Hồng Đức Bản đồ sách hoặc Hồng Đức địa dư chí. Hồng Đức bản đồ sách theo Giáo sư, Tiến sỹ Trương Minh Đức: “Bản đồ Đại Việt quốc” trong tập Hồng Đức Bản đồ được vẽ từ thế kỷ thứ XV (1490) có miêu tả quần đảo Hoàng Sa. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XV nhà nước Đại Việt đã khai thác Hoàng Sa và Triều Lê đã thể hiện Hoàng Sa trong cương giới của mình”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, khi nghiên cứu kỹ bản đồ Hồng Đức và bản đồ Vương Quốc An Nam của Alexandre de Rhodes, ta sẽ thấy ngay từ thời Lý, Trần dân ta đã khai thác và làm chủ Biển Đông. Các Chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để hành động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ làm theo truyền thống và tái khẳng định chủ quyền của nước ta trên Biển Đông mà thôi.

Có người cho rằng Hồng Đức bản đồ là bộ ATLAS đầu tiên của Việt Nam thể hiện sự quản lý chặt chẽ lãnh thổ, trong đó có cả Hoàng Sa (gồm cả Trường Sa).

Sau này người ta gộp chung vào Hồng Đức bản đồ và các bản đồ khác thành một bộ Hồng Đức bản đồ, không còn riêng lẻ một bản đồ Hồng Đức được vua Lê Thánh Tông ban hành năm Hồng Đức thứ 21 (1490).

Những bản đồ gộp chung với Hồng Đức bản đồ và mang tên chung là Hồng Đức Bản Đồ.

2. Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1680)

Vào đời Chính Hòa (1680-1705), Ông Đỗ Bá, hiệu Công Đạo, có soạn tấm bản đồ xứ Quảng Nam, vẽ theo kỹ thuật truyền thống, phía Tây ở trên, hướng Bắc ở tay phải. Bản đồ này nằm trong “Toản Tập An Nam Lộ”. Bên dưới có ghi 3 chữ Nôm là

RELATED ARTICLES

Tin mới