Monday, January 13, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ tấn công TikTok

Mỹ tấn công TikTok

Các công ty công nghệ Mỹ đang tìm cách mua lại hoặc sáp nhập ứng dụng tiền tỷ Tik Tok của Trung Quốc.

Tik Tok đứng trước nguy cơ không thể hiện danh tại Mỹ.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành hạn chót để một giao dịch mua lại giữa TikTok và một công ty công nghệ Mỹ diễn ra trước ngày 15/9 hoặc ứng dụng Trung Quốc sẽ bị cấm cửa hoàn toàn tại Mỹ.

Microsoft được cho là người đi đầu trong nỗ lực thâu tóm thị phần của ứng dụng này tại Mỹ. Nhưng mới đây, Twitter cũng có kế hoạch tương tự.

Theo trang Gizchina, mạng xã hội này đang có kế hoạch sáp nhập Tik Tok tại Mỹ chứ không phải mua lại toàn bộ ứng dụng Trung Quốc.

The Wall Street Journal, một số cuộc đàm phán sơ bộ giữa Tik Tok và Twitter đã diễn ra liên quan đến khả năng sáp nhập Tik Tok. Hiện chưa rõ chi phí và các điều khoản liên quan đến việc sáp nhập.

Trong một bức thư nội bộ gửi cho nhân viên, nhà sáng lập kiêm CEO của ByteDance, ông Zhang Yiming cho biết mục đích thực sự của chính phủ Mỹ là cấm Tik Tok thay vì “ép bán Tik Tok”.

Lợi thế của Twitter nằm ở chỗ công ty này ít phải đối mặt với các quy định đấu thầu nghiêm ngặt như Microsoft và không chịu áp lực từ phía Trung Quốc vì không còn hoạt động tại quốc gia này từ năm 2009.

Tuy nhiên, để thực hiện được tham vọng này, Twitter sẽ cần đến sự huy động vốn từ bên ngoài bởi mạng xã hội hiện được định giá thị trường ở mức khoảng 30 tỷ USD, gần bằng phần tài sản của TikTok bị thoái vốn.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo lắng cho số phận của Tik Tok nếu rơi vào tay Twitter. Năm 2012, Twitter cũng từng mua lại nền tảng chia sẻ video di động Vine, song đã phải dừng dịch vụ này sau 4 năm do doanh thu sụt giảm.

Tổng thống Trump đã viện dẫn “tình trạng khẩn cấp quốc gia” trong chiến dịch đàn áp các ứng dụng Trung Quốc bao gồm Tik Tok và WeChat.

Ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp cấm mọi tổ chức và cá nhân giao dịch với công ty mẹ của Tik Tok, WeChat sau 45 ngày nữa. Ứng dụng video ngắn Tik Tok thuộc sở hữu của ByteDance trong khi WeChat thuộc sở hữu của Tencent Holdings. Mỹ vẫn luôn coi các ứng dụng do công ty Trung Quốc sở hữu là những mối đe dọa đối với nền an ninh quốc gia nước này.

Trong số 2 sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Trump ký, một sắc lệnh cấm mọi tổ chức và cá nhân tại Mỹ giao dịch với ByteDance (công ty mẹ của Tik Tok), có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc hoặc các công ty con của ByteDance trong khi sắc lệnh thứ hai cấm bất kỳ giao dịch nào với Công ty Internet Tencent có liên quan đến WeChat.

Trung Quốc không sử dụng Facebook và Google, Mỹ sẵn sàng cấm cửa loạt ứng dụng công nghệ Trung Quốc.

Quyết định mới của Tổng thống Trump đã gia tăng áp lực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, nó được đưa ra ngay sau khi Mỹ công bố thông tin chi tiết về sáng kiến “Mạng kết nối sạch” (Clean Network) nhằm chống lại Bắc Kinh từ nhiều phía.

Tới nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra định nghĩa chính xác về từ “giao dịch”, lệnh cấm này đã khiến cổ phiếu của Tencent, công ty sở hữu WeChat tụt dốc ngay lập tức.

Theo Bloomberg, WeChat là trung tâm của mọi hoạt động, dịch vụ của Tencent. Ứng dụng này giúp Tencent giới thiệu tới hơn một tỷ người dùng các game, ứng dụng và nội dung online của họ. WeChat cũng xử lý hàng nghìn tỷ USD giao dịch mỗi năm từ những cái tên lớn như Walmart hay Apple.

Lượng người dùng khổng lồ là lý do chính giúp các dịch vụ của Tencent tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn dịch COVID-19. Từ ngày 18/3, khi cổ phiếu của Tencent có mức giá thấp nhất tới nay, giá trị vốn hóa của công ty này đã tăng 280 tỷ USD, lọt vào nhóm 5 công ty tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong giai đoạn nói trên.

Nhưng đà tăng của Tencent đã tụt giảm lập tức bởi quyết định của Tổng thống Mỹ. Trong vòng 2 ngày sau khi sắc lệnh được ban hành, Tencent đã mất tới 66 tỷ USD giá trị vốn hóa. Cổ phiếu của Tencent đã giảm gần 7% sau khi tin tức về lệnh cấm của ông Trump được công bố.

Lệnh hành pháp mới có thể buộc các cửa hàng ứng dụng di động của Google và Apple tại Mỹ phải xóa TikTok và WeChat. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý, vẫn chưa chắc chắn liệu người dùng có thể sử dụng hoặc tải xuống hai ứng dụng này tại Mỹ sau 45 ngày nữa hay không.

Ye Jun đang làm làm việc tại công ty luật Getech Law có trụ sở tại Chicago cho biết: “Việc cấm sử dụng các ứng dụng sẽ khó thực hiện hơn. Nếu người dùng đã và đang sử dụng chúng trên điện thoại di động của họ, việc yêu cầu họ xóa hoặc ngừng sử dụng gần như là không thể, trừ khi Mỹ có thể xây dựng được “một bức tường lửa” để chặn mọi truy cập chỉ trong một lần”.

Theo đánh giá của ông Ming-Chi Kuo trong báo cáo cho các nhà đầu tư được phát hành bởi AppleInsider và MacRumors, Apple nhiều khả năng sẽ tuân thủ với lệnh cấm của ông Trump một khi chúng được ban hành. Công ty này đã gỡ WeChat khỏi App Store ở Ấn Độ sau lệnh cấm của chính phủ nước này vào tháng 6.

Nếu như lệnh cấm chính thức có hiệu lực, ông Kuo cho biết trong trường hợp khả quan nhất, Apple chỉ cần gỡ bỏ những ứng dụng Trung Quốc khỏi App Store ở Mỹ. Điều này đồng nghĩa doanh số của iPhone sẽ chỉ sụt giảm khoảng 6%, trong khi các thiết bị khác của Apple giảm 3%.

“Trên lí thuyết, chính phủ Mỹ sẽ không gây khó dễ cho Apple. Mặc dù vậy, cuộc bầu cử Mỹ sắp đang tới gần, chúng tôi nghĩ điều này sẽ khiến Trump đưa ra nhiều chính sách quyết liệt hơn, bao gồm xóa WeChat khỏi App Store toàn cầu” – ông Kuo viết.

RELATED ARTICLES

Tin mới