Chính phủ Trung Quốc và chính phủ Nga đã có những động thái phản ứng quyết liệt trước kế hoạch của triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sau khi các thông tin về kế hoạch của triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được truyền thông đăng tải, chính phủ Trung Quốc và chính phủ Nga ngay lập tức coi đó là hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và đã đưa ra những động thái phản ứng quyết liệt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ những hành động gần đây của chính phủ Mỹ và chính phủ Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Bắc Kinh cũng kêu gọi các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hết sức cẩn trọng với ý định của Mỹ, tránh trở thành “con tốt” của Washington tại khu vực.
Không lâu sau khi Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chính thức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng đã đưa ra quan điểm của chính phủ Nga rằng các kế hoạch của Mỹ mang tới nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh khu vực. Theo bà Zakharova, việc triển khai các tên lửa tầm trung của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các nước, làm căng thẳng thêm tình hình khu vực.
Bà Zakharova nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng rằng những loại vũ khí như vậy sẽ là những mới đe doạ mới cho nước Nga, trực tiếp ảnh hưởng tới những mục tiêu có tầm quan trọng chiến lược, thực tế này yêu cầu Nga phải thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết.”
Trước đó, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Kiểm soát Vũ khí Marshall Billingslea tiết lộ tới báo giới rằng Washington đang nghiên cứu một kế hoạch mới về việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tới các khu vực trên thế giới, bao gồm khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin về việc phía Washington đã bắt đầu thảo luận với Tokyo về việc triển khai các tên lửa tầm trung tại Nhật Bản sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Vào ngày 02/8/2019, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân Tầm trung. Washington biện minh cho hành động của mình bằng cách cáo buộc Nga từ chối tuân thủ yêu cầu của Mỹ về việc giải trừ loại tên lửa 9M729, mà theo Washington và các đồng minh NATO là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.
Moscow phủ nhận những cáo buộc này và đưa ra các bằng chứng chứng minh thông số kỹ thuật của 9M729 vẫn tuân thủ nghiêm chỉnh theo các điều khoản của Hiệp ước cho phép.
Về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước IMF, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định bất kì hành động leo thang của Mỹ đều đe đoạ tới hoà bình và sự ổn định của thế giới, và những hành động này chắc chắn sẽ phải đối mặt với các “phản ứng tương xứng” từ Moscow.