Monday, January 27, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaBản chất của ĐCSTQ qua câu chuyện đập Tam Hiệp

Bản chất của ĐCSTQ qua câu chuyện đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là một thảm họa hữu hình do Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo ra cho dân tộc Trung Hoa. Ngay cái tên Tam Hiệp cũng đã nói lên nhiều điều về bản tính, nguồn gốc của ĐCSTQ chính là thảm hoạ và hoá thân của thảm hoạ.

Tam Hiệp

Từ Nghi Tân (Tứ Xuyên) đến Nghi Xương (Hồ Bắc) là xuyên giang (đoạn sông ở thượng lưu sông Trường Giang), Tam Hiệp nằm ở xuyên giang. Tam Hiệp Trường Giang, bắt đầu từ phía tây thành Bạch Đế (huyện Phụng Tiết thành phố Trùng Khánh), kéo dài đến phía đông thành phố Nghi Xương (Hồ Bắc), có chiều dài 193km. Đầu nguồn phía tây của Tam Hiệp là Quỳ Môn, đây là cổng lớn của Tam Hiệp, từ Quỳ Môn xuôi dòng chảy xuống phía đông lần lượt là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, nên gọi là Tam Hiệp. Tam Hiệp Trường Giang có địa thế hiểm trở, dọc hai bên bờ là những vách đá thẳng đứng đối xứng nhau, những vách đá màu nâu đỏ vô cùng hiểm trở. Dưới đây sẽ là phần giải thích ý nghĩa tên gọi của Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp.

Quỳ Môn

Quỳ Môn là cổng lớn của Tam Hiệp. Trong văn hóa Trung Quốc, tác dụng của một cái cổng lớn là dùng để hiển thị danh hiệu, công khai tư tưởng với bên ngoài, thậm chí còn dùng để thể hiện thân phận và địa vị của chủ nhà. Tên gọi “Quỳ Môn” của cổng lớn Tam Hiệp, cũng được đặt với mục đích như vậy. “Quỳ Môn” chính là lấy Mao Trạch Đông làm đại diện cho cánh cổng chính quyền độc tài của ĐCSTQ. Tại sao lại nói như vậy?

Ý nghĩa của từ “Quỳ” trong tiếng Hán là quái vật chỉ có một chân, có hình dạng giống con rắn và con rồng, quái thú chỉ có một chân. Chỉ có một chân thể hiện sự giẫm đạp độc lập, ngụ ý sự độc tài. ĐCSTQ chính là chính quyền độc tài do Mao Trạch Đông lập ra. Con thú một chân này tại sao lại như rồng như rắn? Điều này ám chỉ con giáp của Mao Trạch Đông, bởi vì Mao Trạch Đông là tuổi rắn, rắn còn gọi là con rồng nhỏ. Đồng thời, đây cũng là bản tính của ĐCSTQ: rắn, rồng đỏ.

Trong Sách Khải Huyền có nói: Tội ác cuối cùng của con người là “rắn lớn”, là “rồng đỏ”, là “thú”. Điều này hoàn toàn đồng nhất với ý nghĩa của chữ “Quỳ” trong Quỳ Môn, và hình dáng được ban tặng của sông Trường Giang. Thổ nhưỡng màu đỏ ở lưu vực sông Trường Giang sản sinh ra chính quyền độc tài màu đỏ được Mao Trạch Đông tuổi rắn thành lập. Vì vậy, ý nghĩa của chữ “Quỳ” trong từ Quỳ Môn là ám chỉ chính quyền độc tài của ĐCSTQ do Mao Trạch Đông thành lập.

 Bộ thủ trên của chữ “Quỳ” là “ thử, thủ, tỵ”, thủ tức là thủ lĩnh, chỉ đại diện tượng trưng cho Đảng cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông. “Tỵ”  là con rắn trong mười hai con giáp, còn gọi là rồng nhỏ, Mao Trạch Đông tuổi rắn. Vì vậy ý nghĩa của  “thử, thủ, tỵ” là: Đây là một thủ lĩnh tuổi rắn, xây dựng chính quyền độc tài có bản tính là con rắn. Bộ dưới của chữ “Quỳ” là “bát, tri”. Chữ “bát” là Bát lộ quân, tượng trưng của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc là quân đội, phù hiệu lá cờ của quân đội Đảng cộng sản Trung Quốc là “bát nhất”,  ý nghĩa của chữ “tri” là đến sau, đến từ phía sau: Mao Trạch Đông so với Viêm Đế chính là người đến sau. Vì vậy ý nghĩa của chữ “Quỳ” và giải nghĩa bộ thủ của nó, có cùng một ý nghĩa diễn dịch là Đảng cộng sản Trung Quốc. “Quỳ Môn” là cánh cổng của chính quyền độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc có bản tính là con rắn được thành lập bởi Mao Trạch Đông. Nói “Quỳ Môn” là cán cổng chính quyền độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc, còn là vì Đảng cộng sản Trung Quốc biến Tam Hiệp thành một ao cá lớn mà mọi người đều chú ý.

Cù Đường Hiệp

Vào Quỳ Môn đi về hướng đông thì sẽ là Cù Đường Hiệp. Ý nghĩa của chữ “Cù” nghĩa là mọi người đang chú ý, hoảng sợ dòm ngó. “Đường” là ao cá vì ĐCSTQ xây đập Tam Hiệp cắt ngang sông Trường Giang, khiến cho xuyên giang chảy xiết biến thành một ao cá dài 300km. Hiển nhiên, “Cù Đường” là muốn nói đến hồ chứa nước Tam Hiệp hiện nay, biểu hiện đập Tam Hiệp hiện nay trở thành một tiêu điểm khiến ai ai cũng phải chú ý.

Vậy tại sao mọi người lại khiếp sợ khi nhìn về cái ao cá lớn là hồ chứa nước Tam Hiệp? Bởi vì đập Tam Hiệp bất cứ lúc nào cũng có thể đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân ở dọc bên bờ sông Trường Giang, bất kể là mưa bão lũ lụt, hay là động đất, sạt lở… Bất cứ điều nào xảy ra tại bất cứ thời điểm nào đi nữa cũng sẽ tạo thành cảnh tượng bi thảm của hàng ngàn người, cũng sẽ trở thành đại kiếp nạn của dân tộc Trung Hoa, cho nên ai ai cũng khiếp sợ.

Bộ thủ trên của chữ “Cù” là hai chữ “mục”, có nghĩa là mọi người đang dòm ngó, còn bộ “chuy” thì hàm ý là “khó khăn”, mang ý nghĩa là thảm họa. Chính quyền độc tài của ĐCSTQ đã cắt ngang sông Trường Giang để xây đập Tam Hiệp, biến ba hiệp ở xuyên giang thành ao cá lớn chứa nước. Vì vậy “Quỳ” giải thích chính quyền độc tài có bản tính của rắn chính là ĐCSTQ, còn “Cù Đường” thể hiện sự lo lắng của người dân đối với sự an toàn của đập Tam Hiệp do ĐCSTQ xây dựng.

Nếu như cổng lớn Quỳ Môn của Tam Hiệp là cánh cổng của chính quyền độc tài của ĐCSTQ, vậy thì vai diễn lịch sử của Tam Hiệp cũng chính là tượng trưng, đại diện cho ĐCSTQ. Vậy chính quyền như rồng như rắn của ĐCSTQ rốt cuộc là một tổ chức như thế nào? Cái tên Vu Hiệp lại cho người ta thêm nhiều liên tưởng.

Vu Hiệp

Vu Hiệp là trung hiệp của Tam Hiệp, đi qua huyện Vu Sơn của Trùng Khánh và huyện Ba Đông (Hồ Bắc). Toàn bộ Tam Hiệp đều thuộc về dãy núi Vu Sơn, vì vậy “Vu” chính là trọng tâm, hạch tâm của Tam Hiệp. Vu còn có nghĩa khác là vu thuật, vu giáo (một tín ngưỡng thờ đồng cốt, phù thuỷ). Đây cũng chính là bản chất của ĐCSTQ. Chữ Ba của huyện Ba Đông có nghĩa là con rắn to, kết hợp với con rắn ở bộ tỵ trong chữ “Quỳ”, điều này ám chỉ bản tính của ĐCSTQ là con rắn to. Ý nghĩa tên gọi của huyện Ba Đông là: Rắn đến phía đông, tức là con rắn từ phương tây đi đến phương đông, bởi vì ĐCSTQ tin tưởng vào chủ nghĩa Marx phương tây.

Ý nghĩa thể hiện của bộ thủ chữ “vu” cũng là ĐCSTQ, bởi vì chữ “vu” được ghép thành từ hai bộ thủ “công” và “nhân” (ĐCSTQ lấy giai cấp công nhân làm tổ chức tiên phong), đây là ĐCSTQ tự bày tỏ. Chữ “giang” trong sông Trường Giang có chữ “công”, chữ “vu” của Vu giáo cũng có chữ “công”,  trong chữ “hồng” của màu đỏ đại diện cho ĐCSTQ cũng có chữ “công”. Vì vậy “vu” trong Vu giáo dùng “công, nhân” để thể hiện, chính là thể hiện tính chất của tổ chức ĐCSTQ, là vu giáo lớn nhất thế giới.

Nói ĐCSTQ là Vu giáo tuyệt đối không phải do hình dung mà ra. Bởi vì ĐCSTQ có mục tiêu rõ ràng, đó là chủ trương xây dựng thiên đường nhân gian. ĐCSTQ có học thuyết là chủ nghĩa Marx, có giáo quy nghiêm ngặt là nội quy Đảng, có rất nhiều giáo đường là trường học của Đảng. ĐCSTQ có rất nhiều nhân viên giáo dục phân biệt cấp bậc rõ ràng, đó là thành viên của tổ chức Đảng các cấp. ĐCSTQ đã lôi kéo được rất nhiều tín đồ, đó là đông đảo Đảng viên. Vì vậy ĐCSTQ hoàn toàn là một giáo phái, mà còn là Vu giáo với bản tính là con rắn.

Đảng cộng sản Trung Quốc không chỉ biểu hiện ở hình thức bên ngoài là Vu giáo, mà về hành vi cũng là hành vi điển hình của Vu giáo. Tất cả những ai gia nhập vào tổ chức ĐCSTQ đều phải để tay lên đầu, đứng trước lá cờ thề độc: đem tính mạng của mình cống hiến cho Đảng, tất cả thành viên của tổ chức ĐCSTQ chỉ có thể vào chứ không được ra, nếu không sẽ bị Đảng trừng phạt, tất cả những ai gia nhập vào tổ chức ĐCSTQ đều không được có bất cứ tư tưởng riêng của bản thân, không được có bất cứ tiếng nói nào bất đồng với Đảng, cho dù là về vấn đề xây đập Tam Hiệp cũng không được, nếu không sẽ không phải người của ĐCSTQ. Như vậy chẳng phải là hành vi điển hình Vu gia hay sao?

ĐCSTQ là Vu giáo, là tổ chức của tà linh, vậy thì tà linh của ĐCSTQ có nguồn gốc ra sao? Chính là Tây Lăng Hiệp. ĐCSTQ là hồn ma đến từ phía tây.

Tây Lăng Hiệp

“Tây” là phương tây, “lăng” là lăng mộ, đương nhiên là chỉ âm linh. Vậy thì ý nghĩa tên gọi của “Tây Lăng Hiệp” chính là: hồn ma đến từ phương tây. Chủ đề của Tam Hiệp là biểu hiện của ĐCSTQ, vậy là hồn ma đến từ phương tây được giải thích từ tên của Tây Lăng Hiệp chắc chắn là ám chỉ ĐCSTQ, giống như tên gọi của huyện Ba Đông, con rắn từ phương tây đến phương đông.

Trong sách Khải Huyền của Kinh Thánh có nói đến “rắn to”, “rồng đỏ” và “thú”, cũng chính là thú một chân có hình dạng giống con rắn và con rồng được lý giải trong chữ “Quỳ” của Quỳ Môn Tam Hiệp. Văn hóa lịch sử của phương tây và phương đông giống nhau một cách lạ thường, nguyên nhân chính là: ĐCSTQ chính tội ác cuối cuối của nhân loại được nhắc đến trong Sách Khải Huyền của Kinh Thánh. Vì vậy tên gọi “Tây Lăng Hiệp” tiết lộ rằng: ĐCSTQ là hồn ma ở phương tây. Tam Hiệp có thành phố ma Phong Đô nổi tiếng, thành phố ma Phong Đô thật ra chính là tà linh vu giáo của ĐCSTQ. Về mặt ý nghĩa nào đó mà nói, thứ để tượng trưng và biểu hiện Tam Hiệp của ĐCSTQ chính là thành phố ma Phong Đô.

Đoạn sông của Tam Hiệp chính là xuyên giang của Trường Giang, tức là từ Nghi Tân đến Nghi Xương, khoảng 600km. Tên Nghi Tân, Nghi Xương đều có chữ “nghi”, nghi tức là thích nghi, vô cùng thích nghi cho hồn ma ở phương tây đến lưu vực Trường Giang dừng chân. Chữ “tân” trong Nghi Tân nghĩa là khách, khách ma đến từ phương tây. Chữ “xương” của Nghi Xương, vô cùng thích hợp cho hồn ma phương tây của Đảng cộng sản Trung Quốc phát triển hưng thịnh.

Vì vậy có thể nhìn ra được, Tam Hiệp trên sông Trường Giang thông qua ý nghĩa tên gọi của Quỳ Môn, Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp, tiết lộ toàn diện về bản tính độc tài của ĐCSTQ. Tổ chức ma quỷ chính là chỉ rõ tính chất của chính quyền độc tài ĐCSTQ. Vu giáo chính là tiết lộ nguồn gốc ma quỷ của ĐCSTQ, là hồn ma đến từ phương tây. Cũng có nghĩa là, Tam Hiệp là hiện thân tượng trưng cho chính quyền độc tài của ĐCSTQ.

Đập Tam Hiệp

Tam Hiệp là hiện thân tượng trưng cho ĐCSTQ, mà hiện nay những gì Tam Hiệp thể hiện cho thế giới thấy là thảm họa. Vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ chính là thảm họa. ĐCSTQ là mãnh thú nước lũ. ĐCSTQ hồn ma phương tây này chính là kẻ đứng đầu tạo ra mọi thảm họa cho người dân Trung Quốc trong một trăm năm qua. Đập Tam Hiệp chính là hình ảnh thu nhỏ của một thảm họa hữu hình. Hãy cùng nhìn lại văn hóa truyền thống xem đập Tam Hiệp có phải là một tai họa không.

Chữ “bá” nghĩa là đập. Chữ “bá” trong đập nước tại sao lại dùng chữ “bá” của bá quyền để thể hiện? Bởi vì đây là chính quyền độc tài bá đạo của ĐCSTQ, điều này hoàn toàn giống với ý nghĩa chính quyền độc tài của ĐCSTQ được giải thích từ chữ “Quỳ” của Quỳ Môn. Biểu hiện cực đoan của ĐCSTQ bá đạo độc tài, đã đi đến mức độ đấu với trời đất. Công trường xây đập của đập Tam Hiệp là ở Tam Đấu Bình của Nghi Xương. “Tam đấu” nghĩa là tinh thần tam đấu: Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người của ĐCSTQ, có nghĩa là đập Tam Hiệp là vật đại diện của ĐCSTQ đấu với trời đất. ĐCSTQ xây đập Tam HIệp là hành động phá hoại tự nhiên, vậy đương nhiên sẽ bị ông trời trừng phạt.

Trường Giang gọi là Thiên Tiệm. Ý nghĩa của chữ “tiệm” là: cống rãnh giống như hào nhân tạo. Bộ thủ của chữ “tiệm” là “trảm, thổ”, nghĩa là chặt đứt sông Trường Giang. Bởi vì hồ chứa nước Tam Hiệp 300km chính là cống rãnh dài do Đảng cộng sản Trung Quốc trảm thổ mà tạo thành. “Thiên Tiệm” cùng âm với từ “thiên khiển” (trời khiển trách). Có nghĩa là ĐCSTQ xây dựng công trình nghịch thiên đập Tam Hiệp này, chắc chắn sẽ bị ông trời khiển trách và trừng phạt.

Tam Hiệp xảy ra lũ lụt, nhìn bề ngoài thì đây là hậu quả của việc xây dựng đập làm hủy hoại tự nhiên mà ra, nhưng nguyên nhân thực sự đằng sau lại là ĐCSTQ, là vấn đề ý thức của ĐCSTQ. Tức là ĐCSTQ không đặt an toàn tính mạng của người dân ở dọc bờ sông Trường Giang lên hàng đầu, mà là đặt việc phát điện, việc tuyên truyền rằng nó có thể tập trung lực lượng để làm việc lớn lên hàng đầu. Xem mạng người như cỏ rác, đây là tội ác lớn nhất của đảng này.

Vậy thì từ ý nghĩa này mà nói, đập Tam Hiệp chính là biển cảnh báo thảm họa được dựng lên cho người Trung Quốc hiện nay. Trên biển cảnh báo thảm họa này ghi rõ là: ĐCSTQ là thảm họa. Đây có lẽ cũng là lời nhắc nhở lớn nhất của Tam Hiệp dành cho người đời.

RELATED ARTICLES

Tin mới