Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaKhả năng Covid Vũ Hán sẽ quay lại TQ vào mùa đông...

Khả năng Covid Vũ Hán sẽ quay lại TQ vào mùa đông và khốc liệt hơn

Các phát biểu của quan chức Y tế Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn so với thời gian trước.

Trưởng nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Chung Nam Sơn
trong một phỏng vấn với chương trình Nanjing Road E

Khi dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán tiếp tục lan rộng, Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), trưởng nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán cách đây vài hôm đã cho biết: Dịch có thể bùng phát trở lại vào mùa đông năm nay.

Vision Times trích thông tin từ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc cho biết, trong một cuộc họp báo về phòng chống dịch tại thôn Trung Quan, Bắc Kinh vào ngày 19/9, Chung Nam Sơn cho biết: “Mấu chốt để kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và rửa tay, những việc này rất quan trọng”. “Bởi vì mùa đông năm nay và mùa xuân năm sau dịch bệnh sẽ vẫn còn tồn tại, thậm chí có thể tiếp tục phát triển, đặc biệt là ở những khu vực ổ dịch, đã từng bùng phát dịch bệnh”. Ông Chung nói.

Ngày hôm sau, Trương Văn Hồng cũng tuyên bố công khai rằng, tình hình dịch bệnh của Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, và sẽ có đợt dịch thứ hai vào mùa đông tới. Ông cũng đề cập rằng, virus viêm phổi Vũ Hán về cơ bản tấn công người cao tuổi. Khi toàn bộ hệ thống điều trị y tế của xã hội bị tê liệt, những người trẻ tuổi cũng sẽ bị tấn công.

Ông Trương đặc biệt chỉ ra rằng, rất nhiều người đang nói tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đang mất kiểm soát và có sự mất cân bằng lớn giữa các quốc gia. “Điều này có mối quan hệ lớn với các đặc tính của virus corona”. Ông nói. Theo quan điểm của ông, đặc tính rất đặc biệt của virus đã khiến nó tiếp tục lây lan khắp thế giới.

Ông tiết lộ, trong hai ngày qua, đoàn công tác quốc gia đã đến nhiều tỉnh để kiểm tra hệ thống phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Trên lý thuyết, dịch sẽ tiếp tục kéo dài và “80% số người nhiễm bệnh không có biểu hiện triệu chứng. Điều này rất đáng sợ”. Đây chính là đặc điểm mà ông Trương cho rằng vì thế loại virus này tiếp tục lây lan nhanh.

Trên thực tế, một thành viên nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia và là cựu giám đốc khoa học dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc – Tăng Quang (Zeng Guang) cũng đã thừa nhận vào đầu tháng này rằng, dịch bệnh của Trung Quốc có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Ông nói: “corona, cúm và viêm phổi liên cầu khuẩn có đặc điểm chung là đều tấn công người già và tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng tấn công của cúm và viêm phổi liên cầu khuẩn”.

Về thời gian phát triển vắc-xin mà thế giới bên ngoài đang lo ngại, Trương Văn Hồng thừa nhận rằng, sẽ cần mất một thời gian nhất định. “Đối với mong đợi của thế giới thì thời hạn ngắn nhất để có vắc xin vẫn cần mất khoảng 1 năm”. Ông nói.

Tuy nhiên, một công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc trực thuộc chính phủ trung ương gần đây đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp ba loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán vào hồi tháng 7 và hàng trăm nghìn người đã được tiêm chủng. Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán sẽ được đưa ra thị trường sớm nhất vào cuối năm nay.

Tin tức liên quan khiến chuyên gia nhiều nước nghi ngờ. Tại Diễn đàn Khoa học và Đời sống Sức khỏe Toàn cầu ở Bắc Kinh ngày 18/9, Chung Nam Sơn đã sửa đổi lời nói của mình: Mặc dù có 4 loại vắc xin ở Trung Quốc đã bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Nhưng nhiều ý kiến ​​cho rằng vắc-xin được đưa ra thị trường trong năm nay là “quá lạc quan”.

Nói về Chung Nam Sơn thì luôn là một vấn đề đầy tranh cãi. Bởi vì, kể từ thời kỳ đầu khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, Chung Nam Sơn đã dẫn các chuyên gia đến Vũ Hán để điều tra tình hình dịch bệnh. Vào thời điểm đó, ông đã nhiều lần giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy tình hình thực tế của đại dịch, cũng như nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh ở Trung Quốc.

Hồi tháng 2, Chung Nam Sơn nói rằng bệnh nhân được chữa khỏi nói chung không tái nhiễm, nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp đã cho thấy có nhiều bệnh nhân đã bị tái nhiễm sau khi được điều trị khỏi bệnh.

Ông cũng nói rằng, tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát vào tháng 4, nhưng tháng 4 cũng qua rồi, thực tế thì dịch bệnh không những lan rộng mà còn tàn phá mạnh mẽ hơn.

Hơn nữa, ông cũng nói: Ở Trung Quốc không có nhiều trường hợp nhiễm bệnh không xuất hiện triệu chứng. Kết quả là bị lời nói của Trương Văn Hồng phản kích, “nguy hiểm lớn nhất của dịch bệnh lần này là người nhiễm bệnh không xuất hiện triệu chứng”.

Theo tuyên bố công khai chính thức của ĐCSTQ, hiện có 4 loại vắc xin viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Ngoài ba loại vắc-xin mới được phát triển bởi Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Bắc Kinh, Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán, Công ty công nghệ sinh học Kexing Holding Biotechnology thuộc Công ty TNHH công nghệ sinh học Sinopharm Trung Quốc, còn có một loại vắc-xin nữa là vắc-xin adenovirus tái tổ hợp (Ad5-nCoV) do công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc CanSino Biologics Inc cùng với nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Quân sự do nữ thiếu tướng Trần Vy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, dẫn đầu đồng phát triển.

Trước đó, một báo cáo trên trang The Lancet tiết lộ, đã có 108 người được tiêm loại vắc-xin Ad5-nCoV này. Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng Ad5-nCoV làm vắc-xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.

RELATED ARTICLES

Tin mới