Chính phủ Mỹ có kế hoạch điều tra Việt Nam về thao túng tiền tệ với cáo buộc có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt thương mại lớn, Bloomberg đưa tin ngày 30/9.
Cuộc điều tra mới được đưa ra sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi gồm 10 nước có khả năng thao túng tiền tệ vào tháng 1, bao gồm có Malaysia và Singapore.
Sau đó, vào tháng Tám, Bộ Thương mại và Tài chính Hoa Kỳ kết luận rằng, Việt Nam đã thao túng tiền tệ của mình trong ít nhất một vụ thương mại liên quan đến xuất khẩu lốp xe.
Washington có thể quyết định sớm nhất vào tuần tới rằng, các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, mặc dù vẫn chưa rõ liệu chúng có được thực thi trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 hay không và liệu chúng có được áp dụng đối với một số sản phẩm nhập khẩu nhất định hay không.
Các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra dưới hình thức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu và các quy tắc liên bang mới được thông qua trong năm nay ở Mỹ cho phép Bộ Thương mại có thời gian tăng thuế cao hơn dựa trên mức độ việc thao túng tiền tệ của Việt Nam.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp đặt các lệnh trừng phạt thuế quan trị giá hàng tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc như một phần của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Vào tháng 6/2019, Ấn Độ đã mất quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ do tranh chấp thương mại.
Vào tháng 6/2019, Hoa Kỳ áp dụng thuế đối với các sản phẩm thép của Việt Nam vì nghi ngờ rằng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất chỉ đơn giản là được đổi tên thành sản xuất tại Việt Nam. Đây là một chiêu trò để lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Trước động thái này của Washington, Việt Nam đã thắt chặt các quy định về nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào công nghiệp nhập khẩu.
Khi Tổng thống Trump nhậm chức vào năm 2017, thâm hụt thương mại hàng hóa với Việt Nam là 38,3 tỷ USD. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, mức này đã tăng lên 39,4 tỷ USD vào năm 2018 và 55,7 tỷ USD vào năm 2019.
Mức thâm hụt là 34,8 tỷ USD tính đến tháng 7/2020, báo hiệu rằng nó có thể cao hơn vào cuối năm 2020 so với các năm trước, ngay cả với tác động của đại dịch Covid-19 đối với thương mại toàn cầu.
Duy trì thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD trong khoảng thời gian 12 tháng là một trong những yếu tố mà Bộ Tài chính Hoa Kỳ sử dụng để đánh giá liệu các quốc gia có đang thao túng tiền tệ của họ hay không.
Dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình của tiền đồng cho năm 2019, thì tiền Việt Nam mất giá là -6,2% so với đồng đô-la Mỹ kể từ năm 2015 và -2% từ năm 2018 đến năm 2019.
Đồng nội tệ yếu hơn của Việt Nam khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được thanh toán bằng đồng đô-la Mỹ mạnh hơn, nên hàng hoá trở nên tương đối rẻ hơn đối với người mua quốc tế.
Tuy nhiên, khi Việt Nam một lần nữa bị đưa vào danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Hoa Kỳ vì thao túng tiền tệ vào tháng 1/2020, lý do rõ ràng duy nhất vào thời điểm đó là vì thâm hụt thương mại lớn.
Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế của mình càng nhanh càng tốt trong thập kỷ tới để giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học cũng như các lệnh trừng phạt thương mại của Hoa Kỳ lên tới gần 3% tổng kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và gần 20% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.
Hai lý do khiến Hoa Kỳ nên nhẹ tay nếu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam
Hàng hóa do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của Trung Quốc. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ bằng 2/5 của Trung Quốc.
Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những năm gần đây do chiến tranh thương mại, điều này đã thúc đẩy các nhà máy và chuỗi cung ứng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam vì các đặc quyền thương mại tốt hơn với Hoa Kỳ.
Như vậy, sự “tách rời” chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là một trong những ý định tiềm ẩn của cuộc chiến thương mại. Do đó, Washington lẽ ra phải hài lòng khi các công ty đa quốc gia lớn như Apple, Nintendo và Google đã chuyển một phần hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam vào năm 2019.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 76% do kết quả trực tiếp của áp lực thuế quan đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
Đến nay, Việt Nam được coi là một trong số ít những nước chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Trước khi xảy ra đại dịch vào tháng Một, các dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cao hơn vào năm 2020 so với năm 2019 do sự gia tăng ổn định của việc di dời sản xuất từ Trung Quốc.
Do đó, Hoa Kỳ có lẽ nên coi thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Việt Nam là một thành công trong chiến tranh thương mại, một hiện thực hóa tham vọng dài hạn của Washington là “tách rời” thị trường Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng, trừng phạt Việt Nam vì sự gia tăng thâm hụt thương mại này về một khía cạnh nào đó sẽ phản ứng với tình huống mà Hoa Kỳ tạo ra.
Một lý do khác khiến Hoa Kỳ được cho là nên nhẹ tay với Việt Nam là vì Việt Nam đã nổi lên như một đồng minh địa chính trị lớn của Mỹ.
Washington đã ủng hộ Việt Nam chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời, Hải quân Hoa Kỳ đã tham gia nhiều cuộc tập trận về tự do hàng hải ở những vùng biển này.
Vào tháng Ba, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng, đánh dấu lần thứ 2 tàu Hải quân Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.
Trước những lợi ích chiến lược đó, có vẻ như Washington sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất có thể đối với Việt Nam vì cáo buộc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều khả năng, một số loại hàng hóa chọn lọc sẽ bị trừng phạt thuế quan.
Vào tháng Bảy, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng, GDP của Việt Nam có khả năng tăng trưởng chỉ 1,5% trong năm nay, so với mức khoảng 7% trong những năm trước. Các dự báo tư nhân gần đây đưa ra mức tăng trưởng có khả năng cao hơn ở mức 3%, một trong số ít các dự báo tăng trưởng tích cực trong khu vực.