Saturday, December 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiBắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh " ngoại giao chiến lang"

Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh ” ngoại giao chiến lang”

Quan lại xưa thay vua đi sứ có nhiệm vụ duy trì hòa hiếu, giữ cái lễ bang giao.., chức sắc ĐCSTQ nay đi sứ đến nơi đâu gieo tiếng xấu đến nơi ấy với cái thói hống hách dẫm lên lưng người quốc gia sở tại.

Trung Quốc gần đây nổi tiếng với một phương thức ngoại giao mà giới truyền thông phương Tây mô tả bằng cụm từ Wolf Warrior diplomacy, nghĩa là ngoại giao chiến lang hoặc ngoại giao sói chiến. Theo nhiều diễn giải, cụm từ này là để mô tả thái độ hiếu chiến, thích gây chiến tranh, dùng bạo lực để giải quyết mọi xung đột. Có nghĩa là, nhà ngoại giao Trung Quốc trong thế kỷ 21 làm các hành động, đưa ra các cử chỉ, biểu hiện liều lĩnh khiến người khác trông thấy thảy mà kinh sợ, e dè.

Tờ The Diplomat hồi tháng Năm đăng bài viết với tiêu đề “Diễn giải Ngoại giao chiến binh sói của Trung Quốc” và đưa ra các giải thích cho hành vi và giọng điệu ngạo mạn và hiếu chiến của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài gần đây. Theo bài viết này thì gần đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày càng có thái độ cứng rắn chống Hoa Kỳ, Úc và các nước khác. Và cách tiếp cận theo kiểu “chiến binh sói” dường như mới nhưng phổ biến nội trong Trung Quốc và củng cố một quá trình được cho là chuyển đổi từ chính sách ngoại giao thủ cựu cố chấp, thụ động, thấp cổ bé họng sang quyết đoán, chủ động và cố gặng tạo ra sự nổi bật.

Cũng theo The Diplomat, các nhà ngoại giao Trung Quốc như Hoa Xuân Oánh, Triệu Lập Kiên đã lên Twitter để phản pháo những chỉ trích từ bên ngoài về việc Trung Quốc xử lý đợt bùng phát dịch Covid-19 nhiều yếu kém, cũng như các chỉ trích về sản phẩm y tế xuất khẩu kém chất lượng của Trung Quốc … theo lối công kích của kiểu ngoại giao chiến lang.

Trong lịch sử, sứ giả được cử tới nước khác ngoài sứ mạng được giao như triều cống theo lệ, xin phong vương, báo tang, chúc mừng thiên tử lên ngôi hay chia buồn, giải quyết những tranh chấp về đất đai, duy trì hòa bình, thì còn phải có nhiệm vụ giữ phong thái của một sứ thần là người thay mặt cho một quốc gia đi giao thiệp với nước ngoài.

Ngày nay, quan sát từ truyền thông, dường như các nhà ngoại giao ĐCSTQ đang thực hành ngoại giao theo lối công kích, không chỉ trên mạng xã hội mà còn tại các quốc gia mà họ đang đi sứ. Có những vị gây hấn với nước sở tại với những phát biểu kiểu “chiến lang”, có những vị thiếu tự tôn trong việc giữ thể diện quốc gia lẫn chính thể diện bản thân, khiến ngoại giới nhìn vào chỉ thấy một hình ảnh Trung Quốc ngày nay thật dữ dằn, với những con người chỉ thích đi gây hấn, còn chính quyền thì độc tài, dần dần xóa nhòa hình ảnh Trung Hoa, vùng đất lễ nghi chi bang, là cái nôi của văn minh 5000 năm với các hàng danh nhân văn hóa.

Ví dụ, hồi tháng Tư, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp đã khiến truyền thông xứ Canbera dậy sóng, khi ông này đưa ra “lời đe dọa cưỡng ép kinh tế” trước việc chính phủ Thủ tướng Scott Morrison thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19, trong bối cảnh Úc và các nước trên thế giới điêu đứng vì sự lây lan của virus Vũ Hán với tốc độ không kiểm soát ra ngoài biên giới Trung Quốc.

Đại sứ Thành đưa ra lời dọa dẫm rằng, người dân Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm như thịt bò và vang Úc, và thậm chí cũng không đến thăm viếng hay học tập tại Úc trong tương lai nếu Chính phủ Khối thịnh vượng chung tiếp tục thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về virus.

Phát ngôn của vị đại sứ Trung Quốc khiến Thượng Nghị sĩ Úc Birmingham phải thốt lên rằng các bình luận của ông Thành là “đáng thất vọng”. Ông Birmingham nói: “Australia sẽ không thay đổi quan điểm chính sách của chúng tôi về một vấn đề sức khỏe cộng đồng vì sự ép buộc kinh tế hoặc đe dọa cưỡng bức, mà chúng tôi sẽ thay đổi quan điểm chính sách của mình trong các vấn đề an ninh quốc gia”.

Vụ việc về phát ngôn của đại sứ Thành không chỉ được giới truyền thông Úc đưa tin rầm rộ mà truyền thông thế giới cũng có không ít báo cáo.

Hồi tháng Tám, hình ảnh Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati Đường Tùng Căn giẫm lên lưng hàng chục người địa phương khiến có kênh truyền thông phải thảng thốt “chuyện gì xảy ra vậy”, dù rằng vụ việc được giới chức Kiribati nói đây là một nghi thức đặc biệt.

Tờ The Guardian dẫn lời Tùy viên quân sự Mỹ Constantin Panayiotou phụ trách 5 đảo quốc Thái Bình Dương, trong đó có Kiribati, viết trên Twitter: “Tôi chỉ không thể tưởng tượng được việc đi trên lưng trẻ em lại là hành vi chấp nhận được đối với đại sứ của một nước (hoặc bất cứ người lớn nào đi nữa). Nhưng ở đây lại được chấp nhận nhờ đại sứ Trung Quốc ở Kiribati”.

Kiribati vốn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan và đột nhiên chuyển sang làm bạn với Bắc Kinh vào tháng 9/2019. Vụ việc đã gây ra tranh cãi về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.

Hồi tháng Bảy, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh trong cuộc họp báo trực tuyến dành cho giới truyền thông Anh Quốc, bên cạnh việc cảnh báo rằng “tâm lý Chiến tranh Lạnh” làm tổn hại quan hệ giữa Bắc Kinh và Anh Quốc, thì ông cũng cũng chẳng nể nang gì nước sở tại mà không buông lời đe dọa rằng Anh sẽ lĩnh hậu quả nếu cấm Huawei, tờ Independent đưa tin. Như trường hợp ông Thành ở Úc, các tờ báo Anh như The Guardian, The Sun đồng loạt đưa tin về thái độ có phần ngang ngược của ông Lưu.

Trong bài viết có tiêu đề “Quan hệ Mỹ-Trung: Tại sao Vương Nghị quay lại chế độ Chiến binh sói sau khi chìa ra một nhành ô liu” đăng trên tờ SCMP, trong đó nói về việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục đả kích Mỹ trong các cuộc thảo luận với các đối tác nước ngoài. Việc truyền thông gắn cụm từ “ngoại giao chiến lang” với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc vô hình trung cho thấy, ngoại giao chiến lang được coi là một phương thức ngoại giao chính thức của quan chức ĐCSTQ.

The Diplomat đặt ra câu hỏi tại sao Trung Quốc lại sử dụng “ngoại giao chiến binh sói”, cái kiểu hung hãn này liệu có trở thành chuẩn mực mới của họ, đồng thời giải thích rằng sự thay đổi này không xảy ra đột ngột. Trong những năm gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần cổ vũ “tinh thần chiến đấu” dù là nói với quân nhân hay quan chức của đảng. Hai là, ngoại giao chiến binh sói là một phần trong nỗ lực của chính phủ Trung Quốc để “kể câu chuyện Trung Quốc” nhằm đánh bóng và che đậy hình ảnh đã rệu rã của ĐCSTQ.

RELATED ARTICLES

Tin mới